Địa Lư Biển Đông
Home ] HoaKỳ TuầnTra Biển Đông ] CâyThuốc HoàngTrườngSa ] TàuCộng KhóThắng Biển Đông ] Tham-Luận Biển Đông ] TrungCộng GiởTṛ ĂnCướp Dầu ] Sơ-Đồ Cho Ngư-Dân ] CSVN KhôngBảoVệ BiểnĐảo ] MấtBiển MấtNước ] Chinese Landmen ] CôngỨơcLHQ-UNCLOS1982 ] Luật Biển VN ] TàiLiệu PhápLư ] BảnĐồ ThuyếtTŕnh 2012 ] BảnĐồChiếnLươc ThămḌDầuKhí ] Nh́n BảnĐồ-Xem Vùng ĐQKT ] HảiĐồ Dâng Giặc ] ÂmMưu SửaLưỡiḄ&LuậtBiển ] ÂmMưu SửaLuậtBiển&Nhuốt HoàngSa ] Một KếSách Philippines ] TiếnTŕnh TranhĐấu Hải-Phận ] Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămḌ VN ] Biển Đông 74,000 năm trước ] ToanTính của TàuCộng ] Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai ] Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào ] Dự-Án Song-Tử ] Bài HộiLuận-LS NguyễnThành ] Hội NghiênCứu Biển ĐNÁ ] Kiện HQ Trung-Cộng ] Bản-Đồ Bắc TrườngSa ] BảnĐồ MalaysiaViệtNam ] HướngVề ĐấtNước 30-4 ] RVN-CDWR-Main Body.pdf ] Hải-Đồ 1 Triệu km2 ] CôngƯớc LuậtBiển1982 Tiếng Việt ] BảnĐồ DiSản VNCH ] Nước Việt H́nh Chữ S ] ThaoMocHoangSaTruongSa.pdf ] Chương1-6 ] [ Chương7-11 ] Chương12-15 ] Chương16 Kết luận ] TiểuSử TácGiả ]

 

7 – CÁC ĐẢO VIỆT-NAM.

Các đoạn sau đây bàn về sự quan-trọng của các hải-đảo ngoài khơi của Việt-Nam.

 

7.1 –SỰ QUAN-TRỌNG CỦA HẢI-ĐẢO.

Trong khi tài nguyên trên đất liền dần dần sút giảm, dân số vẫn gia tăng nhanh chóng; loài người đang kéo nhau đổ xô ra khai-thác biển cả.

Trong Đặc-san Sử Địa số 29 năm 1975, Giáo-sư Sơn Hồng Đức đă viết: Nếu thế-kỷ XIX là kỷ-nguyên của việc chiếm-cứ và khai-thác các lục-địa, th́ hậu-bán thế-kỷ thứ XX là lúc mà tài-nguyên thiên-nhiên trên các đất nổi đă cạn nguồn. Các nhà địa-lư kinh-tế thế-giới bắt đầu chú-ư đến vùng "đất ngầm", nghĩa là thềm lục-địa hay đáy đại-dương. Nhất là sau hội-nghị Caracas về "Luật Bể" 1974 th́ khuynh-hướng chung cho rằng quan-niệm lănh-hải của thế-kỷ XIX nay đă lỗi thời".

Ông Sơn cũng nói đến tầm quan-trọng của hải-đảo như sau: "Cha Ông chúng ta, với ḷng can-đảm vô-biên, chí mạo-hiểm vô-cùng đă để lại cho con cháu ngày nay một dăy giang-sơn gấm vóc gồm lănh-thổ lục-địa và những quần-đảo trong Biển Đông và vịnh Thái-Lan. Quan-niệm sai-lầm thường cho rằng đây chỉ là những băi cát băo-táp không giá-trị sản xuất nên chúng ta đă "thiếu tích-cực" trong vấn đề định-cư hoặc chiếm-đóng."

Một tướng lănh Hoa-Kỳ cho rằng Hoàng-Sa và Trường-Sa không quan-trọng ǵ với Mỹ. Năm 1970, trong một cuộc họp báo tại Guam lúc măn nhiệm-kỳ làm Tư-lệnh các lực-lượng Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam, Đô-đốc Zumwalt mà sau đó làm Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ đă cho rằng : "Người Mỹ đang thực-thi chiến-lược tiền-đồn trên biển, song song với việc phát-triển hạm-đội tàu nổi nhưng Trường-Sa và Hoàng-Sa không đáp-ứng nhu-cầu hành-quân trên biển bằng một hàng-không mẫu-hạm, nhất là về lưu-động-tính. Hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa chỉ là đài Radar cố-định, chi-phí hoạt-động rất tốn kém..."

Phân-tích lời Đô-Đốc Zumwalt chúng ta thấy các điểm sau đây:

- Sự kiện "Hải-quân Hoa-Kỳ bá-chủ ngũ đại-dương" là điều hiển-nhiên. Quyền-lực trên biển xưa nay dựa vốn đặt căn-bản trên sức mạnh. Hoàng-Sa Trường-Sa quá nhỏ bé, thật không đáng kể với sự mênh mông của cả Thế-giới. Với sự hùng-mạnh của Hoa-Kỳ hiện tại, quốc-gia nào có làm chủ được những đảo nhỏ bé đó cũng không đủ sức cản trở hoạt-động trên biển của Hải-Quân Hoa-Kỳ.

- Quan-điểm của Ông đưa ra trong t́nh-trạng Hoa-Kỳ đang theo đuổi chính-sách ḥa-hoăn với Trung-Cộng. Từ hồi đó đến nay, Hải-quân Mỹ vẫn gia-tăng lưu-động-tính nhưng lại bớt hiện-diện tại Đông-Nam-Á. Đồng-ư với giới b́nh-luận-gia thời-cuộc thời đó, chúng tôi cũng nghĩ rằng chiếc đèn xanh đă bật để Trung-Cộng tiến tới việc xâm-chiếm Hoàng-Sa năm 1974.

- Một khi hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa đó không quan-hệ ǵ với quyền-lợi Hoa-Kỳ th́ ông Zumwalt muốn so sánh thế nào cũng được. Nếu vị-trí của ông là chổ của một con dân Việt-Nam đang đứng trước móng vuốt của một kẻ xâm-lăng, vừa tàn-độc vừa quỷ-quyệt lại ưa sắt máu như Trung-Cộng th́ hẳn ông đă nói khác đi.

Tuy cũng là người gốc Âu Mỹ nhưng lời phát-biểu của kư-giả Robert Thompson trong tạp-chí Kinh-Tế Viễn-Đông lại khác. Ông cho rằng chủ-quyền trên các đảo ngoài khơi Biển Đông rất quan-trọng, nhưng muốn làm chủ th́ phải có lực-lượng bảo-vệ mới được. Robert Thompson tỏ vẻ thông-cảm nỗi khó khăn của những nước nhược-tiểu như Việt-Nam chúng ta nhiều hơn là vị Tư-lệnh Hải-quân Hoa-Kỳ. Ông đă viết một câu chí-lư: "căn-cứ vào quyền-lực trên biển của Đô-Đốc Mahan, th́ Quốc-gia nào có Hải-Quân mạnh mẽ sẽ có quyền-lực trên biển và chủ-quyền trên hải-đảo. Nhưng hải-quân và không-quân là hai món xa-xỉ-phẩm, các nước nghèo muốn có nó chỉ khổ thêm mà thôi!"

Chỉ quốc-gia giàu sang mới có hải-quân hùng-mạnh. Chỉ với hải-quân hùng-mạnh quốc-gia mới có quyền-lực trên biển và chủ-quyền hải-đảo. Nước Việt-Nam chúng ta rơ rệt là đă nghèo từ lâu, mà nay vẫn c̣n cứ nghèo, chính-quyền phải làm thế nào cho nước mạnh dân giàu th́ hiện-trạng bi-đát này mới thay đổi!

Lúc chiến-tranh đất nước ta bị chia cắt Bắc-Nam, người dân Việt ước muốn sự thống-nhất và mong đ̣i lại Hoàng-Sa. Ông Hoàng-xuân-Hăn viết rằng: "...Khi nước Việt-Nam c̣n chia đôi th́ khó ḷng điều-đ́nh để Hoàng-Sa trả lại đất ta, tuy rằng nhiều chứng xưa nay trong ngoài bảo rằng đó là đất Việt" (Đúng 30 năm trước, Sử Địa số 27, 28, 1974, trang 215.) Nay nước đă thống-nhất rồi, t́nh-trạng mất chủ-quyền ngoài biển xem ra lại c̣n đen tối hơn!

Chúng tôi sẽ tŕnh-bày giá-trị kinh-tế của Hoàng-Sa/ Trường-Sa trong một đoạn dưới đây. Giá-trị đó vốn đă không nhỏ! Mà trên cả giá-trị kinh-tế, giá-trị chiến-lược c̣n đáng kể hơn nhiều; nó vô cùng quan-trọng. Thật không ngoa nếu có người cho rằng Hoàng-Sa/ Trường-Sa là yếu-tố sinh-tử, tồn-vong của nước Việt-Nam.

Sự an-nguy của sườn phía Đông nước ta nằm trong việc kiểm-soát chủ-quyền trên các hải-đảo dọc Biển Đông. Từ Hải-Nam, Trung-Hoa dễ dàng kiểm-soát việc ra vào vịnh Bắc-Việt. Sau khi chiếm Hoàng-Sa, người Tàu đă mở rộng tầm kiểm-soát xuống một nửa duyên-hải nước ta. Nếu họ lại chiếm cả Trường-Sa th́ Trung-Hoa có khả-năng khống-chế hầu hết vùng duyên-hải phía Đông nước ta. Khi nào cả hải-phận và không-phận bị khóa chặt như vậy, tương-lai Việt-Nam rất mịt mờ.

Trong tất cả những nước đang tranh-chấp tại Biển Đông, Việt-Nam là quốc-gia bị lọt vào thế bí, đường cùng nhất. Hai nước Trung-Hoa một trắng một đỏ, trong tư-thế những nước ở ngoài nhảy vào trắng trợn xâm-lăng không nói làm ǵ, các nước khác như Phi, Mă, Nam-Dương... nếu chiếm thêm được đảo th́ lợi thêm rất nhiều, trường hợp cả Biển Đông có bị Tàu nuốt trọn, họ cũng không thiệt nhiều lắm và hiển-nhiên không v́ Hoàng-Sa Trường-Sa mà họ bị ngoại-nhân khống-chế. Địa-thế cho phép họ tiếp-tục mở được đường biển ra phía ngoài Thái-b́nh-Dương và Ấn-độ-Dương.

Đến cùng kỳ lư, Việt-Nam bị thiệt-tḥi nhất: mất ít đảo thiệt-hại ít, mất nhiều đảo thiệt-hại nhiều, mất tất cả Biển Đông th́ toàn-quốc bị khống-chế. Nguy-cơ hiểm-họa lớn như chưa từng xảy ra trong suốt ḍng lịch-sử , số mệnh dân-tộc như chỉ mành cheo chuông, quốc-gia như đứng bên bờ vực thẳm!

Thời-gian rất cấp-bách. Suốt mấy ngàn năm qua, chúng ta thường chỉ phải lo ǵn giữ biên-thùy mặt Bắc. Nay th́ ngoài mặt Bắc, cả cái sườn rộng lớn của chúng ta về phía Đông, với nhiều ngàn cây số duyên-hải đang bị đe dọa. Hai cái gọng ḱm, một từ phương Bắc bóp xuống, một từ phương Đông siết vào, hẳn nhiên tàn-bạo lắm!

 

H́nh 42 - Viễn-ảnh mới đe dọa nước ta từ Biển Đông:Trung-Cộng với Phi-cơ chiến-lược và Phi-đạn tầm xa có khả-năng tấn công tới Sài-G̣n, Hải-quân không-chiến và Tiềm-thủy-đĩnh nguyên-tử đe dọa suốt từ Mống-Cáy đến vịnh Phú-Quốc. Hải-Nam, Hoàng-Sa cùng Trường-Sa là căn-cứ xuất-phát và yểm-trợ các loại chiến-hạm.

 

Ta hăy làm một cuộc so sánh để ư-thức được tầm quan-trọng về việc pḥng-thủ hải-biên: Cho dù bị phong-tỏa hết biên-giới lục-địa phía Bắc và phía Tây, không được trao đổi hàng-hóa với Ai-lao và với cả Khmer, quốc-gia ta vẫn không thể bị bóp nghẹt về kinh-tế. Nhưng nếu bị phong-tỏa bờ biển th́ chẳng những không c̣n ngoại-thương mà ngay cả chuyển-vận đường biển Bắc-Nam để điều-ḥa nhu-yếu phẩm trong nước cũng hết... Vậy có khác chi trong "cơ-thể Việt-Nam, máu huyết lúc chảy, lúc không.

Thà rằng chúng ta sống tiết-kiệm để tăng-cường hải-quân với đầy đủ khả-năng hải-chiến và không-chiến ngoài khơi c̣n hơn chờ đợi đến một ngày nào đó, cả nước chịu chết ngạt hay chết đói một cách nhục nhă v́ bị bao vây.

Không bao lâu nữa, Trung-Hoa sẽ đủ khả-năng thực-hiện cái gọng ḱm như vậy. Ngay khi họ sở-hữu được các đội oanh-tạc-cơ chiến-lược, mua nổi hàng-không mẫu-hạm, trang-bị đầy-đủ một hạm-đội viễn-duyên; bàn tay xâm-lược của họ sẽ đủ dài và kẻ thù truyền-kiếp của chúng ta sẽ lừng lững trở lại, áp-đặt những cái ách nặng nề lên đầu lên cổ đồng-bào chúng ta.

 

7.2 – TỔNG-QUÁT VỀ CÁC ĐẢO VEN BIỂN VIỆT-NAM.

Bờ biển Việt-Nam dài trên 5,000 km. Dọc bờ biển Việt-Nam có đến trên 2 ngàn 5 trăm đảo. Có những đảo nằm đơn độc nhưng cũng có nhiều đảo nằm chung với nhau trong các quần-đảo. Những điểm đáng nói về các đảo của nước ta được tóm gọn trong vài đoạn nhỏ như sau:

- Đảo lớn nhất là Phú-Quốc trong vịnh Thái-Lan rộng 568 km2, đảo lớn thứ nh́ là Cát Bà trong vịnh Bắc-Việt rộng 277 km2. Các đảo nhỏ nhất chỉ như những ḥn đá nằm giữa biển khơi.

- Đảo có núi cao nhất là Phú-Quốc với núi Chùa cao 603 m. Một số đảo chỉ nhô lên khi nước thủy-triều xuống và bị nước bao-phủ khi thủy-triều dâng lên cao. Có những bờ băi nông cạn mấp mé mặt biển rất khó nhận biết và nguy-hiểm cho việc hải-hành.

- Ḥn Tro bỗng nổi lên rồi chợt biến mất.

Năm 1923, tại phía nam vùng Cù-lao Thu hay đảo Phú-Quư (Phan-Rí) 22 hải-lư, đảo Ḥn Tro và một ḥn đảo thấp nhỏ hơn đột nhiên trồi lên khỏi mặt biển. Ḥn Tro cao tới 30 thước tây, ḥn kia chừng 3,4 tấc. Trong ṿng vài ba tháng sau, cả hai biến mất. Sở dĩ người ta gọi tên Ḥn Tro v́ đảo được tạo-lập bởi tro bụi và dung-nham của một núi lửa ngầm phun lên. Sau đó đảo bị sóng gió soi ṃn và ḍng nước cuốn trôi không c̣n lại dấu tích.

 

H́nh 43- Dấu-tích Ḥn Tro trên hải-đồ quốc-tế.

 

Trong các hải-đồ ngày nay, những người đi biển thường đọc được các lời kêu gọi cảnh-giác tương-tự như "cần thận-trọng khi hải-hành v́ nhiều xáo-trộn địa-chấn" trong vùng. Tại hai vị-trí (10 độ 10 phút Bắc Vĩ-tuyến, 109 độ 00 Đông Kinh-tuyến) và (10 độ 08 phút Bắc Vĩ-tuyến, 109 độ 01 Đông Kinh-tuyến), hải-đồ số 3148 của Sở Thủy-đạo Hoa-Kỳ đă ghi chú hai câu: "núi lửa hoạt-động 97 ft- 1923" và "núi lửa hoạt-động 1 ft- 1923"

- Quần-đảo Hạ-Long có tới 2156 ḥn đảo to nhỏ đủ cỡ, nổi tiếng là một kỳ-quan thế-giới v́ vẻ đẹp thiên-nhiên. Diện-tích vùng biển chỉ vào khoảng 3,000 km2, tức nhỏ hẹp hơn Trường-Sa và Hoàng-Sa rất nhiều, nhưng đáng kể là chi chít rất nhiều đảo .

 

H́nh 44 - Một h́nh vẽ cảnh vịnh Hạ-Long vào cuối thế-kỷ 19 với hạm-đội của Đô-Đốc Courbet đang bỏ neo.

 

Trên địa-cầu ít nơi nào mà địa-h́nh lại hiểm trở như vậy. Các đảo Hạ-Long v́ cấu-tạo bằng đá vôi, nên dễ bị nước gió xâm-thực, tạo nên những h́nh-thù kỳ-dị. Vùng biển này có nhiều vịnh nhỏ, nhiều vũng. Cao-độ của đảo và thâm-độ của biển đột-biến bất-thường, có nơi sườn núi dựng đứng, có nơi băi cát phẳng phiu, hang động thâm sâu, ghềng đá lên xuống; đất đá nhuộm đủ mầu sắc của cây cỏ núi non biển trời. Mặt nước chỗ lặng như gương, chỗ sóng bạc đầu cồn nổi lên trắng xóa...

- Đảo Việt-Nam cung-cấp nhiều sản-phẩm quư mà ít ai ngờ tới.

*Yến, bào-ngư, vi-cá, hải-sâm là những thực-phẩm đắt giá nhất đến từ các đảo vùng Đà-Nẵng, Nha-Trang, Bạch-long-Vĩ, Phú-quốc. Ngọc trai nổi tiếng của Đảo Cô-tô. Gỗ quư mọc trên các đảo lớn khắp nơi vùng vịnh Bắc-Việt. Nước mắm, hồ tiêu, cá tôm, đồi mồi, ṣ huyết, ốc quư ...muôn đời vẫn là những nguồn phẩm-vật không thể thiếu được trong đời sống dân Việt-Nam ta.

*Đầu thế-kỷ này chúng ta đă phát-hiện và bắt đầu khai-thác một kho tàng quư-giá của các hải-đảo là phốt-phát. Công việc đang mang đến lợi-nhuận to lớn th́ bị ngưng trệ v́ nạn xâm-lăng của Trung-Cộng.

*Phần tài-nguyên quan-trọng hơn hết tuy vậy, lại nằm dưới đáy biển. Dù số lượng dầu mỏ và khí đốt chưa được đánh giá đầy đủ, nhưng một số cơ-quan quốc-tế về dầu lửa đă quả-quyết rằng một khi khai-thác đầy đủ, tiền bạc thu về được có thể tương-đương với một nửa tổng-số sản-lượng quốc-gia trong t́nh-trạng thu-nhập yếu kém như hiện nay.

Tài-nguyên phong-phú này gây thèm muốn cho các nước láng giềng. Kẻ đang nḥm ngó kỹ lưỡng nhất chắc chắn sẽ biến thành kể thù đáng sợ nhất: Trung-Cộng.

 

8 – BIỂN VÀ ĐẢO THEO LUẬT BIỂN QUỐC-TẾ.

 

Những đoạn sau đây bàn về ranh-giới hải-phận trên Biển Đông theo với Luật Biển hiện-hành.

 

8.1 – QUAN-NIỆM CŨ MỚI VỀ LĂNH-HẢI.

Lư-lẽ "lănh-hải rộng 3 hải-lư v́ tầm súng đại-bác" của các thế-kỷ trước đây đang đi dần vào quên lăng. Thời ấy, ngoài vùng biển chủ-quyền nhỏ hẹp đó trở ra khơi, quốc-gia duyên-hải khỏi lo lắng phần trách-nhiệm.

Vào cuối thế-kỷ XX có nhiều điều đổi thay khác lạ về việc hành-sử chủ-quyền trên biển. V́ nhu-cầu sinh-tồn đ̣i-hỏi nhiều quốc-gia duyên-hải đă ban-hành những luật mới về hải-phận theo ư riêng nước họ.

Nhận thấy khu-vực 3 hải-lư quả thực là vùng biển quá chật hẹp, nhiều nước đă tuyên-cáo những biên-giới lănh-hải rộng lớn khác thường. Có 12 quốc-gia nhận chủ-quyền lănh-hải tới 200 hl ngoài khơi, tính đến ngày 1 tháng 2 năm 1992.

 

8.2 – LUẬT BIỂN LHQ, MỘT Ư-THỨC MỚI VỀ TRẬT-TỰ TRÊN BIỂN.

Đặc-biệt v́ ư-thức được sự cần-thiết phải có một nền trật-tự chung trên đại-dương cho nhân-loại, nhiều quốc-gia đă đồng-ư cùng nhau đưa ra một dự-án quản-trị biển cả toàn-cầu. Sau 15 năm cố gắng làm việc của nhiều cơ-quan quốc-tế, gặp nhiều khó khăn về thương-thuyết, dự-thảo Luật Biển của Liên-hiệp-Quốc sau ba lần đại-hội, được ra đời vào năm 1982.

Trong niềm hy-vọng những tốt đẹp trên biển cả sẽ đến với nhân-loại, các luật-gia John R. Stevenson và Bernard H. Oxman đă thở phào nhẹ nhơm khi viết rằng: "Tất cả những cố-gắng trước đây trong suốt cả thế-kỷ để đưa toàn-thể thế-giới ngồi lại với nhau trong một sự đồng-ư vững-chắc về biển cả đă tan vỡ. Thỏa-ước Liên-hiệp-Quốc về Luật Biển là điều cận-kề nhất mà loài người chúng ta có thể tiến đến với nhau. Mục-tiêu đó nay đang ở trong tầm tay". (The Future of the United Nations Convention on the Law of the Sea, trong The American Journal of International Law, Vol. 88, July 1994: 488-499.)

Thỏa-ước "United Nations Convention on the Law of Sea", viết tắt là UNCLOS hay LOS Convention, công-bố ngày 10-12-1982 tại Montego Bay, Jamaica đă được 159 quốc-gia kư-nhận (signatures) và như tiên-liệu, đă có đủ 60 quốc-gia duyệt-y (ratification.) Kể từ ngày 16-11-1994, thỏa-ước UNCLOS trở thành luật và được mang ra thi-hành.

Nội-dung của thỏa-ước rất lư-tưởng như cho rằng "Biển cả là tài-sản chung của Nhân-Loại". Sự thi-hành Luật Biển lại dựa hoàn-toàn trên tinh-thần thiện-chí của mọi quốc-gia trên thế-giới. Có nhiều điều-luật cần-thiết c̣n thiếu sót. Một số điều chưa được tŕnh-bày rơ ràng hay không phù-hợp với thực-tế sẽ dần dần được các cơ-quan luật-pháp nghiên-cứu, đề-nghị điền-khuyết hay tu-chỉnh như đă từng được làm từ mấy chục năm qua ...

Các nước Đông-Nam-Á quanh vùng Biển Đông đều là hội-viên LHQ., đă cùng kư-kết thi-hành Luật Biển. Trừ ra nước Tàu từ xưa vẫn ngoan-cố, nay lại chưa chấp-nhận việc thi-hành. Để cho t́nh-trạng thêm phần căng thẳng, Trung-Cộng ban-hành Luật Lănh-hải 1992 riêng cho họ. Luật này ngăn chặn việc thi-hành Luật Biển LHQ về chủ-quyền hải-phận của những quốc-gia duyên-hải bằng cách tuyên-cáo một cách trâng tráo : Biển Đông là nội-hải hay lănh-hải Trung-Hoa.

Tuy vậy, đa-số giới luật-gia tin-tưởng rằng nhờ số lượng "đa-số áp-đảo" các quốc-gia kư-nhận, rồi ra Luật Biển sẽ được toàn-thể cộng-đồng nhân-loại tôn-trọng và thi-hành hầu mang lại ḥa-b́nh trên biển.

Sự mong ước này xem ra có vẻ là một hoài-vọng quá đáng chăng ?!

 

8.3 – LĂNH-THỔ VÀ LĂNH-HẢI.

Học địa-lư, chúng ta biết rằng diện-tích lănh-thổ nước Việt-Nam đo được 329,600 km2. Ngoài lănh-thổ đó, một khu-vực trên biển từ bờ trở ra khơi 12 hải-lư (hl) đă được nhận là lănh-hải (territorial waters.) Chủ-quyền quốc-gia trên lănh-hải giống như chủ-quyền trên lănh-thổ. Vào năm 1964, chính-quyền cộng-sản Việt-Nam tuyên-bố lănh-hải 12 hl.

Ngày nay, chúng ta cần biết thêm về một vùng hải-phận rộng lớn hơn nữa ở ngoài biển thuộc chủ-quyền khai-thác của dân Việt-Nam ta: Khu-vực Biển Kinh-tế Độc-quyền 200 hải-lư mà danh-từ Luật Biển gọi là Exclusive Economic Zone- EEZ.

Vào ngày 12-5-1977, Chính-quyền CHXHCN Việt-Nam ra tuyên-cáo những hải-phận như sau:

- 12 hl lănh-hải

- 12 hl vùng cận-hải phía ngoài lănh-hải

- 200 hl vùng biển kinh-tế tính từ ngoài đường căn-bản lănh-hải (200NM from territorial waters base line.)

Việt-Nam là quốc-gia có đường duyên-hải khá dài (5,237 cây số), tỷ-lệ bờ biển/ diện-tích lănh-thổ hơn 1 phần trăm. Trong khi đó, Trung-Cộng có rất ít bờ biển, tỷ-lệ chỉ đạt tới 1.5 phần ngàn mà thôi

Theo Luật-sư Mark J. Valencia, Việt-Nam ước-lượng vùng EEZ rộng tới 210,600 dậm vuông (square nautical-mile) trải dài ra trên Biển Đông. Diện-tích này tính ra 722,338 km2, tức rộng hơn hai lần đất liền, (225% so với lănh-thổ.)

H́nh 45- Theo bảng liệt-kê này, Việt-Nam có chiều dài bờ biển 2,828 hải-lư (tức 5,237 km, hải-phận EEZ rộng 210,600 hl vuông, không thua Trung-Cộng bao nhiêu.

 

Dự-thảo Luật Biển Liên-hiệp-Quốc (United Nations Convention on the Law of the Sea - UNCLOS hay LOSC) quy-định rằng hải-phận dành cho quốc-gia duyên hải quản-trị và hải-đảo cũng có những hải-phận như đất liền. Tại Biển Đông, nước nào có chủ-quyền trên các đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa sẽ được sở-hữu những tài-nguyên trong các hải-phận liên-hệ. Những vùng biển như vậy rất to lớn, đặc-biệt lại nằm trong khu-vực có nhiều tiềm-năng dầu-khí.

Đối với Việt-Nam, đặt giả-sử nếu ta kiểm-soát trọn-vẹn cả Hoàng-Sa lẫn Trường-Sa, hải-phận khai-thác kinh-tế (EEZ) của quốc-gia ta sẽ lớn gấp 4, 5 lần lănh-thổ hiện-thời trong lục-địa. Tài-nguyên dưới biển nếu khai-thác hết, có lẽ nhiều hơn sản-lượng thu-đạt trên đất liền.

 

8.4 – THỀM LỤC-ĐỊA VÀ EEZ.

Trong những danh-từ thường dùng của Luật Biển ngày nay, người ta c̣n nói đến "Thềm lục-địa" (Continental Shelf.) Trước hết, quan-niệm này phát-sinh khi khảo-sát bờ biển trên thế-giới, người ta thấy đáy biển thường thoai-thoải từ bờ ra khơi một khoảng xa, tùy nơi có thể từ vài chục hải-lư cho đến hàng trăm hải-lư; rồi đột nhiên, đáy biển dốc sâu hẳn xuống trước khi chạy tiếp ra ngoài ḷng đại-dương. H́nh-dạng phần đáy biển thoai thoải sát bờ đó giống như cái nền của lục-địa.

 

H́nh 46- Quan-niệm địa-lư về thềm lục-địa

 

V́ chủ-quyền thềm lục-địa đối với các quốc-gia duyên-hải cũng như chủ-quyền cái nền nhà đối với người chủ của cái nhà, các quốc-gia thường không đồng-ư với nhau về ranh-giới này. Tổng-quát có hai khuynh-hướng :

 

1-Dùng độ sâu đáy biển.

Theo khuynh-hướng này thềm lục-địa nằm trong khu-vực có độ sâu nước biển tới 200m.

H́nh 47 - Biển Đông, thiết-đồ đáy biển và thềm lục-địa (200m.) Từ bờ Việt-Nam, đáy biển chạy thoai-thoải ra khơi. (H́nh của Nguyễn-Khắc-Ngữ 1981.)

 

Trường-hợp dùng đường đồng-thâm 200m này cho Việt-Nam, chúng ta thấy:

*V́ đáy biển nông, thềm lục-địa ở Bắc-phần nước ta rất lớn, choán ra khắp vịnh Bắc-Việt. — đây, việc phân chia thềm lục-địa giữa Việt-Nam và Trung-Hoa đang trong ṿng tranh-chấp. Việt-Nam muốn giữ đường Hồng-Tuyến (Đường Đỏ vẽ theo Kinh-tuyến 108.03'Đông) là thỏa-hiệp đă kư từ năm 1887 giữa Pháp, lúc đó đang bảo-hộ Việt-Nam và nhà Măn-Thanh, lúc đó đang cai-trị toàn cơi Trung-Hoa. C̣n Trung-Cộng muốn chia vịnh Bắc-Việt theo đường trung-tuyến giữa những bờ biển nhưng lại không chịu kể Bạch-long-Vĩ là một ḥn đảo.

 

H́nh 48 - Vùng tranh-chấp hải-phận trong vịnh Bắc-Việt. Việt-Nam muốn: hoặc theo đường Đỏ (KT 108 độ.03' Đông) hoặc lấy trung-tuyến hai đảo Bạch-long-Vĩ và Hải-Nam. Trung-Cộng không đồng-ư cả hai, chỉ muốn lấn vào sát đất Việt-Nam.

 

*Ở miền Trung, thềm lục-địa nhỏ hẹp. Đặc-biệt tại Mũi Varella, v́ đáy biển đột-nhiên sâu hẳn xuống nên thềm lục-địa không rộng quá 40 km.

*Càng về Nam, biển càng trở nên nông cạn và thềm lục-địa nước ta lại rộng ra rất nhiều. Ngoài khơi Đông-Đông-Nam, cách Vũng-Tàu 200km qua khỏi băi Đông-Sơn, gần băi Tư-Chính chiều sâu đáy biển mới bắt đầu xuống quá 200m. Kể từ khu này ṿng qua Phú-Quốc, biển rất nông và toàn thể khu-vực vịnh Thái-Lan bao quanh bởi Việt-Nam, Kampuchia, Thái-Lan, Mă-lai-Á, Nam-Dương trở thành thềm lục-địa của các quốc-gia ven biển.

Cách xác-định thềm lục-điạ theo chiều sâu đáy biển 200m này đă bị hầu hết các quốc-gia duyên-hải bác bỏ.

 

2 - Dùng khoảng cách 200hl tính từ bờ.

Có những quốc-gia duyên-hải tuyên-cáo chiều rộng thềm lục-địa riêng cho họ. Theo nhu-cầu quốc-gia, nhiều chính-quyền đă ra tuyên-cáo về chiều rộng thềm lục-địa. Ranh-giới 200 hải-lư hiện đang được nhiều quốc-gia chấp-nhận. Việt-Nam có thể được kể là một trong những quốc-gia này. Thềm lục-địa Việt-Nam thông-thường đă được chính-quyền đương-thời đồng-hóa với vùng hải-phận chủ-quyền kinh-tế EEZ 200hl.

 

8.5 – ĐƯỜNG CĂN-BẢN DUYÊN-HẢI VÀ NỘI-HẢI.

Trước đây năm ba thập-niên, phần lớn các quốc-gia duyên-hải thường lấy lănh-hải là 3hl. Có tới 45 nước nh́n nhận ranh-giới này, tính vào ngày 1-1-1958.

Ngày nay, hầu hết các nước tuyên-cáo lănh-hải 12hl và một vùng tiếp-cận- Continguous Sea- 12 hl phía ngoài lănh-hải đó. Khoảng rộng được tính từ bờ biển hay bờ đảo lúc nước ṛng sát.

Bờ biển và bờ đảo thường lởm chởm, chỗ lồi chỗ lơm. Các đường ranh giới v́ vậy rất ngoằn ngoèo phức-tạp. Để giải-quyết vấn-đề chung cho các quốc-gia duyên-hải hay quần-đảo, một sự đồng-ư đă được đưa vào Luật Biển LHQ. cho phép những nước đó được vẽ đường thẳng căn-bản (Baselines) nối liền những mũi đất và đảo.

 

H́nh 49 - LHQ. công-bố h́nh vẽ này như tiêu-biểu cho cách-thức vẽ những đường căn-bản duyên-hải. Lưu-ư đến khoảng cách chuẩn 12 hải-lư.

 

Theo các chuyên-gia về Luật Biển, đường căn-bản được dùng làm "căn-bản" cho chủ-quyền lănh-hải nên chính-quyền các nước duyên-hải cần thảo ra cho sớm và cho chính-xác!

Vào ngày 12-11-1982, Việt-Nam công bố một số đường căn-bản (mà họ gọi là đường cơ-sở) từ Đảo Cồn Cỏ đến Poulo Wai. Các đường căn-bản trong vịnh Bắc-Việt, vịnh Thái-Lan, cùng các quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa, v́ đang trong ṿng tranh-chấp nên chưa được vẽ.

Vài quốc-gia láng giềng và cả những nước lớn như Hoa-Kỳ đă lên tiếng phản-đối Việt-Nam. Họ cho rằng những đường này là không hợp-lệ và rằng Việt-Nam đă tuyên-bố một vùng nội-hải lớn lao một cách quá đáng. Các luật-gia ở Viện Đông-Tây tại Hawaii nhận-xét: "Có nhiều nơi, đường này nằm quá xa bờ lục-địa hay có nơi đường căn-bản không nhất-thiết phải đi quá xa ngoài khơi v́ bờ biển phía bên trong rất phẳng-phiu".

 

H́nh 50 - Những đường căn-bản (baselines) của duyên-hải Việt-Nam tuyên-bố ngày 12-11-1982. Nội-hải Việt-Nam gồm hai khu-vực ranh-giới lịch-sử trong vịnh Bắc-Việt, vịnh Thái-Lan và khu-vực biển nằm bên trong những đường căn-bản.

 

Từ khi đường căn-bản được ấn-định, ranh giới lănh-hải và những hải-phận liên-hệ đến chủ-quyền quốc-gia trên biển bị thay đổi hết. Trường-hợp Việt-Nam, theo luật gia Kriangsak Kittichaisariee, nếu chỉ kể bốn đoạn (162, 161, 149 và 105 hl) trong 10 đoạn thẳng căn bản (dài tổng-cộng 850hl), nội hải (internal waters) Việt-Nam cũng đă chiếm tới 27,000 dậm vuông. (Law of the Sea and Maritime Boundary Delimitation in South-East Asia, Oxford University Press, 1992: 16-17.) Đường căn-bản như vậy làm gia-tăng diện-tích những khu-vực thuộc chủ-quyền quốc-gia lên rất nhiều.

Hai luật-gia Mark J. Valencia và Jon M. Van Dyke, sau khi bàn-luận đến những lợi-điểm của Việt-Nam trong việc kư-nhận thi-hành Luật Biển LHQ., cũng khuyến-cáo Việt-Nam nên tu-chỉnh lănh-hải lịch-sử (historic waters) và thu bớt phần nội-hải bằng cách duyệt lại các đường căn-bản baselines. (Vietnam's National Interests and the Law of the Sea, trong Ocean Development and International Law, Vol.25, Apr/Jun 1994: 217-250.)

Trên quan-điểm của chính-quyền CHXHCN Việt-Nam, những đường căn-bản đă vẽ đúng theo Luật Biển LHQ. Các lư-do được nêu ra có thể tóm tắt như sau:

- Những đoạn thẳng trong khu-vực từ vĩ-độ 11.00N đến 14.00N phù-hợp với điều 7(1) quy-định việc xác-định đường căn-bản qua những ḥn đảo nằm ngoài vùng bờ biển khúc-khuỷu, bị ăn sâu vào đất liền Trung-Việt.

- Những đoạn c̣n lại phù-hợp với điều 7(5) quy-định các đường thẳng căn-bản cho khu-vực biển có quyền-lợi kinh-tế đặc-biệt và hiển-nhiên đă được dân-cư Việt-Nam sử-dụng từ lâu đời. (Vietnam: Fisheries and Navigation Policies and Issues, Mark J. Valencia, trong Ocean Development and International of Law, Vol.21, 1990, pp 431-445.)

 

8.6 – THỀM LỤC-ĐỊA KÉO DÀI VA ĐƯỜNG TRUNG-TUYẾN.

Biển Việt-Nam là sự nối-tiếp địa-h́nh đất liền chạy dài ra biển. Việt-Nam có được đặc-quyền tuyên-bố chiều rộng thềm lục-địa và hải-phận kinh-tế cho tới 350 hải-lư (Vietnam's National Interests and the Law of the Sea, Mark J. Valentcia & Jon van Dyke, trong Ocean Development and International Law, Apr/ Jun 1994: 228-229.)

Tính chung cộng lại một cách tối-thiểu, Việt-Nam rất có cơ-hội sở-hữu ít nhất một hải-phận kinh-tế ngoài biển rộng gấp ba lần lănh-thổ trên đất liền, cho dù rằng nước ta không giữ được toàn vẹn tất cả Trường-Sa cũng như không phục-hồi lại được quần-đảo Hoàng-Sa.

 

H́nh 51- Khu-vực tranh-chấp Việt-Nam với Nam-Dương và Mă-lai-Á. H́nh nhỏ vẽ khu đáy biển sâu ở phía Bắc đảo Natuna.

 

 

 

Có những lư-lẽ tranh căi khác nhau về chủ-quyền thềm lục-địa và hải-phận kinh-tế nơi những vùng biển nhiều quốc-gia giao-tiếp như vậy. Tranh-chấp lẻ tẻ có thể dẫn đến chiến-tranh. Trong nhiều trường-hợp, các nước thường bàn căi đến ranh-giới là đường Trung-tuyến (Meridian.) Đường này chạy giữa hai đường căn-bản của bờ biển, giữa hai ḥn đảo hay giữa bờ biển nước này và ḥn đảo nước kia, giữa các đường căn bản, đảo, bờ... tùy trường-hợp lư-luận trong thương-thảo.

V́ Việt-Nam ở trong trường-hợp có ưu-thế v́ thềm lục-địa kéo dài, Việt-Nam đ̣i hỏi các nước láng giềng phân-chia sao cho hợp-lư như ở Vịnh Bắc-Việt và vùng thềm lục-địa Sunda, phía Bắc đảo Natuna.

Việt-Nam và Nam-Dương không thỏa-thuận được với nhau về đường ranh-giới này. Nam-Dương muốn chia hải-phận theo đường trung-tuyến giữa đảo Natuna và bờ biển Việt-Nam, c̣n Việt-Nam lấy lư-lẽ đáy biển sâu về phía Nam-Dương nên phải lấy trung-tuyến của bờ biển Nam-Dương và đường căn-bản baseline Việt-Nam.

 

8.7 – CÁC NƯỚC LỚN VÀ LUẬT BIỂN.

Nhiều cường-quốc không vừa ḷng với Luật Biển LHQ, hải-quân của họ muốn được tự-do hải-hành khắp nơi theo ư họ muốn. Tuy vậy, chưa có sự chống-đối, cản-trở nào đáng gọi là quyết-liệt.

 

8.7.1 – HOA-KỲ.

Nếu nói đến cường-quốc mạnh nhất về hải-lực hiện nay, người ta phải nói đến Hoa-Kỳ. Kể từ khi đối-thủ đáng nể của họ là Liên-bang Sô-Viết tan ră, lực-lượng Hoa-Kỳ trên biển giữ vai tṛ độc-bá, đang tung-hoành khắp mặt đại-dương. V́ Hoa-Kỳ luôn luôn cổ-vơ cho sự tự-do hải-hành nên họ vẫn đứng ra ngoài những nỗ-lực của các quốc-gia khác muốn tiến tới một một Luật Biển toàn-cầu. Hầu hết những tuyên-cáo nới rộng hải-phận của các quốc-gia khác trên thế-giới đều bị Hoa-Kỳ phản-đối. CHXHCN Việt-Nam cũng đă mấy lần nhận giấy tờ ngoại-giao của Hoa-Kỳ gởi đến tỏ ư chống-báng như vậy.

Trong một kế-hoạch toàn-cầu mới nhất về hợp-tác quốc-tế cùng nhau khai-thác các vùng biển sâu, LHQ. đă phải đối đầu với sự bất-hợp-tác của Hoa-Kỳ. V́ Mỹ là nước có khả-năng lớn nhất về lănh-vực này nên LHQ. phải cố-gắng rất nhiều trong việc thuyết-phục. Tin-tức mới nhất cho hay Hoa-Kỳ đă bớt lạnh nhạt và ngỏ ư sẽ tham-gia.

Tin mới đây cho biết Tổng-Thống Clinton thuận việc thi-hành Luật Biển quốc-tế, đă gửi văn-thư qua Quốc-Hội để chờ lấy quyết-định của Lập-Pháp (Comment: The United States and the Law of the Sea, George Galdorisi, trong "Ocean Development and International Law, Vol 26, No 1, 1995, pp 75-83.)

Phải cần một thời-gian mới có thể biết được sự đóng góp thực-sự của Hoa-Kỳ ra sao trong việc thi-hành Luật Biển.

 

8.7.2 – TRUNG-CỘNG.

Trung-Cộng là một trường-hợp ngoại-lệ thật kỳ-dị. Quốc-gia này mặc dù là hội-viên Liên-hiệp-quốc nhưng lại bất-chấp công-pháp quốc-tế cũng như không tuân theo các nghị-quyết của hội-đồng Liên-hiệp-quốc về Luật Biển.

Không cần căn-cứ pháp-lư, Trung-Cộng nhận chủ-quyền toàn-thể Biển Đông. Ranh giới vùng "Lưỡi Rồng" của họ sát bờ biển Trung-Việt (cách Cù-lao Ré 40 hl) xuống Indonesia qua sát Mă-Lai-Á (cách Borneo 25 hl) ṿng lên sát Phi-luật-Tân (cách Palawan 25 hl.) Trung-Cộng và Đài-Loan, tuy không phải là các quốc-gia Đông-Nam-Á, đă cùng đứng trên một lư-lẽ, cùng sử-dụng một tấm bản-đồ với đường "ranh giới lịch-sử nước Tàu " lấn sâu xuống gần hết biển Đông-Nam-Á. Trung-Hoa Dân-Quốc đă tự-ư vẽ ra những đường ranh-giới này từ năm 1947.

Chính-sử Trung-Hoa chưa bao giờ ghi-chép việc quân-đội của họ chiếm-đóng Hoàng-Sa/ Trường-Sa. Địa-dư chí nước Tàu cũng chẳng bao giờ viết rằng nước Trung-Hoa phía Nam giáp Nam-Dương, Mă-Lai-Á ...Vậy mà người Trung-Hoa thời nay giám cho rằng lịch-sử là một yếu-tố chính làm căn-bản cho chủ-quyền nước Tàu trên toàn-thể Biển Đông.

 

H́nh 52 - Khu-vực ranh-giới lịch-sử "Lưỡi Rồng" của Trung-Cộng chiếm gần trọn Biển Đông.

 

 Khi đề-cập đến sự tham-lam và ngoan-cố nhận liều hải-phận một cách vô-lối của hai nước Trung-Hoa Lục-địa và Đài-loan như vậy, Luật-gia chuyên về hải-dương Mark J. Valencia đă nhận-định: "Không có một nguyên-lư nào trong luật-pháp quốc-tế thời hiện-đại cho phép một kiểu lư-luận như thế !".

Trung-Cộng coi "Nam-Hải" không những là vùng biển đánh cá (Exclusive Fishery Zone), vùng biển kinh-tế (Exclusive Economic Zone) của Trung-Cộng mà c̣n mặc-nhiên nhận như nội-hải (Inner Sea), lănh-hải riêng (Territorial Sea) hay cái vườn sau (Back Yard) của họ vậy.

Một khi hải-quân của Trung-Cộng đủ mạnh để kiểm-soát mặt biển và hành-sử chủ-quyền theo tham-vọng của họ th́ mọi hoạt-động thương-mai, kinh-tế của các nước Đông-Nam-Á trên Biển Đông bị bóp nghẹt. Các nước khác trên thế-giới rồi đây cũng sẽ bị ngăn cản về cả hai đường hàng-hải lẫn hàng-không.

 

9 – LUẬT BIỂN LHQ VÀ BIỂN ĐÔNG.

Trong khi áp-dụng Luật Biển Quốc-tế cho Biển Đông, mỗi nước duyên-hải trong vùng đă suy-luận theo cách-thức riêng-biệt có lợi cho họ. Sự tranh-chấp của nhiều nước về chủ-quyền trên các đảo Hoàng-Sa Trường-Sa, ngoài cơ-nguy đụng-độ quân-sự trên biển, c̣n lôi kéo theo nhiều tranh-luận rắc rối về luật-lệ.

 

9.1 – VIỆT-NAM VÀ LUẬT BIỂN.

Việt-Nam cùng với 159 nước trên thế-giới (tính đến đầu năm 1993) đă kư-duyệt bản dự-thảo Luật Biển 1982 của Liên-hiệp-Quốc. Tháng 7/1994, Việt-Nam lại kư tên vào danh-sách các quốc-gia tự-nguyện chấp-hành luật quốc-tế này. Dự-luật này chỉ đ̣i hỏi 60 quốc-gia kư-nhận để mang ra thi-hành. Hiện nay trong số 60 quốc-gia đầu tiên kư-kết đă có nhiều nước lớn như Brazil, Ai-Cập, Nam-Dương, Mễ-tây-cơ... Ngày 16/11/1994 là ngày thỏa-ước có hiệu-lực thi-hành (enter into force.)

Việc CHXHCN Việt-Nam chấp-nhận Thỏa-ước về Biển-Cả Quốc-tế đă tạo được tối-thiểu một sự an-tâm về lư-thuyết. Đặc-biệt Việt-Nam cũng t́m ra một vị-thế thuận-lợi trên trường ngoại-giao khi tranh-chấp với Trung-Cộng.

Theo sự ước-tính của các giới thông-thạo, muốn làm hội-viên của Tổ-chức Luật Biển LHQ, Việt-Nam sẽ phải thi-hành một số trách vụ như sau:

- Đóng góp tiền bạc vào Quỹ của Tổ-chức cho chi-phí hoạt-động, có lẽ khoảng 60 triệu dollars cho lúc đầu và khoảng 8.5 triệu dollars thường niên. Trong hiện-t́nh, Việt-Nam được dự-trù đóng góp chừng 3% ngân-quỹ của LHQ .

- Thu nhỏ những vùng nội-hải, sửa lại đường căn-bản duyên-hải, vẽ những vùng lănh-hải, cận-hải, chủ-quyền kinh-tế mới sao cho phù-hợp với Luật Biển.

- Sửa lại luật-lệ về giao-thông trên biển, cho phép sự thông-quá vô-tư (innocent passage) các loại thương-thuyền và chiến-hạm v.v... theo đúng với sự quy-định quốc-tế

- Tham-dự vào các chương-tŕnh liên-hệ của Luật Biển như ngư-nghiệp, bảo-vệ môi-sinh, chống ô-nhiễm, cứu người trên biển, truy-diệt ma-túy buôn lậu, nghiên-cứu khoa-học...(Vietnam's national Interests and the Law of the Sea, Mark J. Valencia &Jon M. Van Dyke, trong báo Ocean Development and International Law, Vol.25, pp 217-250.)

 

9.2 – TRƯỜNG-HỢP CÁC ĐẢO HOÀNG-SA TRƯỜNG-SA.

Trong tiến-tŕnh đi tới một Luật Biển hoàn-bị cho toàn-cầu, các cơ-cấu luật-pháp quốc-tế lần đầu tiên sẽ phải đối đầu với một vấn-đề mới khó khăn và tế-nhị về chủ-quyền trên các ḥn đá san-hô tí-hon của Biển Đông. Xin nêu một vài thí-dụ:

- Đảo theo nguyên-nghiă phải là do thiên-nhiên tạo ra. Đến nay, vẫn chưa ai hiểu được luật quốc-tế phải làm sao để truy-tầm và giải-quyết trường-hợp đảo xây lên bằng cách "nhân-tạo".

- Luật Biển vẫn chưa xác-định được sự khác nhau giữa Đảo và Cồn, Đụn. Những "đảo" san-hô thường chỉ như những cồn, đụn; hôm nay nổi mai ch́m. Trường-hợp như Đảo Tro (vùng ḥn Hai, Cù-lao Thu) đùn cao lên tới 30m một thời-gian (các đảo Trường-Sa chỉ cao chừng 2m) rồi tan theo tro bụi cũng khó giải-quyết.

H́nh 53- Một tàu hải-đăng như bên, nếu cho đánh ch́m xuống biển, có thể biến thành một đảo nhân-tạo!?

 

- Sự kiện càng thêm rắc rối v́ vấn-đề hợp-pháp của hải-đăng trên các băi ngầm cũng đă được Luật Biển đề-cập tới. Năm qua, CHXHCN Việt-Nam ra tuyên-cáo thiết-lập 10 hải-đăng (?) tại quần-đảo Trường-Sa mà một chiếc đặt trên Đá Lát là một ḥn đá ngầm (reef.)

Giả-sử nếu có nước mua một tàu hải-đăng cũ đem đến một bờ băi ngầm hay cạn nào đó rồi cho ch́m xuống, nước đó có thể chứng-minh hợp-pháp cho lănh-hải quốc-gia 12hl và cho vùng kinh-tế 200hl của họ được không?

- Qua những bức h́nh cho công-bố mấy năm gần đây, rơ ràng là Trung-Cộng muốn xác-nhận chủ quyền lănh-thổ, lănh-hải ngay nơi đứng của người lính Tàu mà nước ngập ở dưới chân.

Luật-gia quốc-tế chỉ đành lắc đầu không nói ǵ được về sự ngoan cố "kiểu Tàu" như vậy!

 

H́nh 54 – Bia chủ-quyền Trung-Cộng tại một ḥn đá ngầm Trường-Sa.

 

Có những luật-gia như Jon M. Van Dyke và Dale L. Bennett cho rằng tất cả các đảo Hoàng-Sa Trường-Sa chưa bao giờ có dân-cư sinh-sống thường-trực và cũng chưa bao giờ có một đời sống kinh-tế riêng của nó (no economic life of their own) nên cùng lắm, các đảo chỉ dùng để tính lănh-hải 12 hl mà thôi. Hai ông này đề-nghị: Trong Biển Đông các yếu-tố như chiều dài bờ biển tiếp-cận, số lượng cư-dân vùng duyên-hải, lịch-tŕnh sử-dụng hải-sản nên được dùng làm các mấu chốt chính-yếu để xác-định quyền sở-hữu hải-phận hơn là sự chiếm-cứ (bằng quân-sự) những đảo, đá tí-hon này.

Lư-lẽ Dyke và Bennett tuy vậy lại ngập ngừng, không vững v́ hai ông phát-biểu rằng có lẽ nên để cho (một ḿnh) đảo Phú-Lâm được hưởng phần nào quyền sở-hữu hải-phận (EEZ) trong vùng (Islands and the Delimitation of Ocean Space in the South China Sea, trong Ocean Yearbook 10, University of Chicago Press 1993: 54-89.)

Giống hệt như Phú-Lâm, nhiều đảo khác trên Biển Đông cũng có hàng trăm quân trú-pḥng sinh sống, với cơ-sở phi-quân-sự như đài khí-tượng, trạm hải-đăng. Đảo được khai-thác phốt-phát bởi công-ty tư-nhân. Đảo là nơi nghỉ chân khi hải-hành. Đảo cung- cấp nguồn tiếp-liệu, nhà kho, sửa chữa, bảo-tŕ ngư-thuyền, ngư-cụ của thường-dân. Các đảo như Hoàng-Sa (Pattle) của VNCH trước 1974, và các đảo Trường-Sa, Nam-Yết, Song-tử Tây, An-Bang... ngày nay đáng được kể là "Đảo" khi dựa vào các điều-lệ của Luật Biển.

Trên bàn thương-thảo quốc-tế, khi đi t́m một chiến-thuật tranh-căi cho việc thụ-hưởng một vùng biển kinh-tế rộng lớn nào đó, người ta cần nghiên-cứu rơ từng trường-hợp. Căn-cứ vào những họa-đồ, sự hơn thiệt về hải-phận có thể thấy rơ. Cứ như trường-hợp Việt-Nam trong hiện-t́nh quân-sự, ngoại-giao hiện-tại, việc chia cắt lănh-hải theo quan niệm "Biển Đông không có đảo" có lẽ đem lại một vùng đặc-quyền kinh-tế EEZ lớn nhất mà nước ta có thể được hưởng .

Về phương-diện Luật Biển LHQ, nếu đứng riêng rẽ, các đảo ngoài khơi Biển Đông diện-tích quá nhỏ bé và nằm rải rác trên một vùng biển quá rộng; không đủ điều-kiện để hưởng quy-chế quốc-gia quần-đảo (Archipelago State.) Điều số 47 của UNCLOS - Archipelagic Baselines quy-định tổng-số diện-tích đất / biển phải chiếm trong khoảng tỷ-lệ từ 1/1 tới 1/9.

 

9.3 – NHỮNG ĐƯỜNG RANH BIỂN ĐÔNG.

T́nh-trạng chủ-quyền của các quốc-gia trên Biển Đông không rơ rệt lúc này. Việt-Nam, Trung-Cộng và Trung-Hoa Đài-Loan cùng nhận làm chủ toàn-thể Hoàng-Sa và Trường-Sa.

H́nh 55 - Bản-đồ ghi các vị-trí chiếm-đóng quân-sự ở Trường-Sa.

 

Ở Trường-Sa, ngoài quân-đội của Việt-Nam và hai nước Trung-Hoa, c̣n có lính pḥng-thủ của Phi-luật-Tân, Mă-lai-Á trên các hải-đảo chen kẽ nhau. Quần-đảo ví như mối ḅng bong không cách gỡ.

Trường-Sa có tới nhiều trăm "đơn-vị đất đá" nhưng chỉ có 26 đảo, cồn, đụn và 7 ḥn đá nổi thường-trực trên mặt biển. Theo như các tin-tức thâu-thập được qua báo-chí tại Hoa-Kỳ, t́nh-trạng hiện nay như sau:

-Việt-Nam chiếm đóng nhiều nơi nhất, ít ra là 21 vị-trí mà 14 có cao-độ được kể về mặt pháp-lư (3 đảo, 7 cồn, 1 đụn, 3 đá.)

-Phi-luật-Tân chiếm 8 vị-trí đều là "cao-địa (5 đảo, 3 cồn.)

-Trung-Cộng chiếm tới 9 vị-trí, nhưng chỉ có 2 "cao-địa" (1đảo,1 đá.)

-Mă-lai-Á chiếm 3 vị-trí với 2 "cao-địa" (1 đảo, 1 đá.)

-Đài-Loan chiếm 1 vị-trí (1 đảo.)

-C̣n lại chừng 6 "cao-địa" (?) (4 đảo, 2 đá) chưa ai chiếm-đóng.

Các đảo sau đây do Việt-Nam kiểm-soát :

Tên Việt-Nam

Tên quốc-tế (Anh)

Tên Trung-Hoa

 

Đá Lát

Ladd Reef

Riji Jiao

Đảo Trường-Sa

Spratley Island

Nanwei dao

Đá Tây

West London Reef

Xi jiao

Đá Giữa

Central London Reef

Zheng jao

Đá Đông

East London Reef

Dong jiao

Đảo An-Bang

Amboyna Cay

Anbo Shazhou

Thuyền Chài

Barque Canada Reef

Bai jiao

Đá Phan Vinh

Pearson Reef

Bisheng jiao

Băi Tốc Gan

Alison Reef

Lisheng jiao

Đá Núi Le

Cornwallis south Reef

Hanhua jao

Đá Tiên-Nữ

Tennent Reef

Tianlan jiao

Đá Lớn

Great Discovery Reef

Daxien jiao

Đá Len Dao

Landsdowne Reef

Qiong jiao

Đá Hi Gen

 

 

Đảo Sinh-Tồn

Sin cowe island

Jinhong jiao

Đá Gri-San

 

 

Đảo Nam-Yết

Nam yit island

Hongxiu dao

Đảo Sơn-Ca

Sand cay

Dunquian shazhou

Đá Núi Thị

Petley Reef

Bolanjiao

Đảo Song Tử Tây

South west cay

Nanzi dao

Đá Nam

South Reef

Nan Jiao

 

Theo một số luật-gia, đảo (island), cồn (cay), đụn (dune) có thể được hưởng quy-chế 200 hl hải-phận EEZ; c̣n đá th́ chỉ được tính 12 hl hải-phận của lănh-hải mà thôi.

Như đă nói ở trên, theo một vài luật-gia về biển cả; Việt-Nam là một trong số các quốc-gia có thể viện-dẫn những lư-lẽ hợp-pháp để kéo dài thềm lục-điạ và hải-phận kinh-tế ra tới 350 hải-lư.

Không giống như trường-hợp Phi-luật-Tân và Nam-Dương, bờ biển Việt-Nam thoai-thoải trải dài ra biển không có sự ngăn cách của các rănh biển sâu (trench, trough) gần bờ nên sự nới rộng hải-phận hợp-lư hơn các nước kia.

Đường thâm-thủy chỗ sâu nhất của đáy Biển Đông trong khi nằm rất xa bờ biển Việt-Nam, lại nằm thật gần với các nước Trung-Hoa, Phi-luật-Tân, Mă-lai-Á, Nam-Dương.

T́nh-trạng đáy biển càng rơ rệt trong cả hai vịnh Bắc-Việt và vịnh Thái-Lan. Tuy vậy lư-lẽ của Việt-Nam chưa bao giờ được các nước tranh-chấp liên-hệ chấp-nhận.

Bản-đồ ranh-giới tại vịnh Bắc-Việt đă được tŕnh-bày ở một đoạn trên. Dưới đây là h́nh vẽ mô-tả những vùng tranh-chấp tại vịnh Thái-Lan.

H́nh 56 - Khu-vực tranh-chấp hải-phận trong vịnh Thái-Lan: Việt-Khmer phía tây-bắc, Việt-Thái phía tây-nam.

 

Tại Biển Đông, trở ngại lớn lao nhất trong việc xác-định ranh-giới là sự độc-đoán, ương-ngạnh của Trung-Cộng và sau đó là Đài-Loan. Hai nước này nhận chủ-quyền toàn-thể hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa cùng với "nội-hải" chiếm 80% Biển Đông. Việc thương-thảo với các nước láng giềng Đông-Nam-Á phần nào có vẻ dễ dàng hơn.

Cho dù không thể đi đến sự xác-định đường chia cắt, các dân-tộc Đông-Nam-Á cũng có thể sống hoà-hoăn với nhau không sắt máu. Thoả-ước cùng chung nhau khai-thác tài-nguyên một vài vùng biển đă được các nước Nam-Dương, Mă-lai-Á thi-hành. Mới đây nhất, Việt-Nam và Mă-lai-Á lại tiến được một bước lớn về hợp-tác tương-tự như vậy. Việt-Nam cũng ngỏ-ư dễ dăi đôi-phần về việc thuyền Thái-Lan được phép đánh cá trong vài vùng Việt-Nam vẫn kiểm-soát chặt chẽ xưa nay.

 

H́nh 57 - Bảng ghi-nhận chiều rộng các loại hải-phận của những nước Đông-Nam-Á.

 

Trung-Cộng là một quốc-gia đông dân tới hàng tỷ người, đường bờ biển khá dài (8890 hl) nhưng diện-tích hải-phận kinh-tế EEZ lại không có bao nhiêu (281,000 hl vuông.)

Trung-Cộng đă thăm ḍ và khai-thác các giếng dầu trên đất, ngoài biển từ hơn hai thập niên qua nên nắm vững được số trữ-lượng dầu khí. Theo các nhà nghiên-cứu quốc-tế th́ Trung-Cộng biết rơ đất nước của họ không chứa nhiều dầu. T́nh-trạng sản-xuất dầu khí của Trung-Hoa không khả-quan như trước đây họ từng tiên-đoán. Biển Đông chính là nơi họ thèm muốn về cả hai phương-diện kinh-tế và quân-sự.

Với tham-vọng quá lớn của Trung-Cộng, Biển Đông sẽ càng trở nên sóng gió. Không ai có thể vẽ ra được bản-đồ ranh-giới hải-phận trong t́nh-h́nh quá rắc rối như lúc này.

 

9.4 – NHỮNG H̀NH VẼ HẢI-PHẬN THEO GIẢ-THUYẾT.

Để giản-dị-hóa vấn-đề, chúng tôi xin tŕnh-bày một số bản-đồ với các đường ranh giới hải-phận kinh-tế theo những giả-thuyết trong những trang dưới đây:

 

9.4.1 – BẢN-ĐỒ TỔNG-QUÁT BIỂN-ĐÔNG với những vùng hải-phận tranh-chấp. Các ranh-giới bao quanh Đài-Loan, Pratas, Hoàng-Sa, Trường-Sa trong giả-thuyết các quần-đảo này đứng riêng rẽ độc-lập.

H́nh 58 - Tổng-quát Biển Đông.

 

 

9.4.2 – HẢI-PHẬN KINH-TẾ EEZ CỦA VIỆT-NAM trong hai giả-thuyết:

-tối thiểu khi mất hết biển cho Trung-Hoa và các nước láng giềng

-tối-đa trong giả-thuyết Việt-Nam sở-hữu cả hai quần-đảo Hoàng-Sa Trường-Sa, và không có sự tranh chấp hải-phận với các quốc-gia lân-bang. Trường-hợp này VN sẽ sở-hữu một hải-phận gấp 5,6 lần lănh-thổ.

H́nh 59 - Hải-phận Việt-Nam

 

9.4.3- HẢI-PHẬN KINH-TẾ EEZ CỦA TRUNG-CỘNG trong hai giả-thuyết:

-tối-thiểu khi Đài-Loan đứng độc-lập và Việt-Nam kiểm-soát cả Hoàng-Sa lẫn Trường-Sa. Nước Tàu với dân-số gần 1/4 nhân-loại nhưng hải-phận kinh-tế EEZ không hơn Việt-Nam bao nhiêu.

-tối-đa nếu hoàn-thành được mộng xâm-lược, hải-phận vùng Nam-Hải của họ tăng lên 5, 6 lần.

 

H́nh 60 - Hải-phận Trung-Cộng

 

 

9.4.4 – HẢI-PHẬN EEZ CỦA CÁC NƯỚC VIỆT-NAM, TRUNG-CỘNG, ĐÀI-LOAN, PHI-LUẬT-TÂN, MĂ-LAI-Á & BRUNEI trên Biển Đông trong gỉả-thuyết không có các quần-đảo Hoàng-Sa/ Trường-Sa.

Trung-Cộng quyết-liệt ngăn-chặn đề-nghị này, cho dù bằng cả biện-pháp bạo-lực quân-sự.

 

H́nh 61 - Hải-phận Biển Đông nếu không có Hoàng-Sa Trường-Sa.

 

 

9.4.5 – HẢI-PHẬN EEZ CỦA VIỆT-NAM NẾU CÓ ĐẢO TRI-TÔN. Tuy Tri-Tôn chỉ cách bờ Cù-lao Ré có 121 hl. nhưng về ranh-giới EEZ, đảo này chiếm vị-trí quan-trọng. Đảo Tri-Tôn kết-hợp với đảo Song-Tử Tây (CHXHCN Việt-Nam đang chiếm-đóng) cho Việt-Nam lư-lẽ để sở-hữu thêm một vùng hải-phận rộng lớn, diện-tích suưt soát lănh-thổ trên lục-địa.

H́nh 62 - Vị-trí đảo Tri-Tôn trong Biển Đông tương-ứng với Song-Tử Tây trong việc phân-chia hải-phận.

 

Một đề-nghị phân-chia Hải-phận Biển Đông theo Tiến-sĩ Mark J. Valencia của East-West Center, Hawaii.

 

 

10 – ĐẶC-TÍNH CHUNG CỦA CÁC ĐẢO HOÀNG-SA VÀ TRƯỜNG-SA.

Có nhiều điểm đáng nói về các đảo thuộc Hoàng-Sa và Trường-Sa, đặc-biệt là về cách cấu-tạo địa-chất.

 

10.1 – CẤU-TẠO ĐỊA-CHẤT.

Trước hết, chúng ta duyệt xét các giả-thuyết cấu-tạo và sau đó t́m hiểu tuổi-tác các đảo.

Không giống như các đảo khác nằm gần bờ biển Việt-Nam, các đảo thuộc hai quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa không được tạo thành bởi các khoáng-chất như đất đá Regosol trong đất liền mà là tập-thể chồng chất các xác thân của san-hô, một loài sinh-vật dưới biển.

Kết-quả điều-nghiên của các chính-quyền Pháp, Mỹ và Việt-Nam cho biết hầu hết các đảo nằm giữa biển khơi vùng nhiệt-đới như Hoàng-Sa và Trường-Sa đều là các ám-tiêu san-hô, tiêu-biểu cho kiến-trúc ám-tiêu loại Thái-b́nh-Dương. San-hô là một loại sinh-vật nhỏ thuộc ḍng Xoang-tràng (classes Anthozoa and Hydrozoa of the Phylum Coelenterata), sống tập-đoàn trên mặt những đảo ngầm vùng biển nhiệt-đới.

 

H́nh 63 - Hai loại san-hô thông-thường.

 

Đă có khá nhiều lư-thuyết h́nh-thành đảo san-hô như của Quoy và Gaimard, Darwin, Krempf, Murray, Agassir v.v... Các công-tŕnh nghiên-cứu của người Pháp, đặc-biệt của ông P. Chevey thuộc viện Hải-học Đông-Dương, rất hữu-ích cho những ai muốn t́m hiểu thêm về chi-tiết cấu-tạo đảo san-hô Biển Đông.

Sau đây là tóm tắt một số kiến-thức về sự h́nh-thành các đảo san-hô, trích từ hai bài "Thử khảo-sát về quần-đảo Hoàng-Sa" của giáo-sư Sơn-Hồng-Đức, đăng trong Đặc-san Sử-Địa số 29 năm 1975, trang 185-206 và "Iles et Récifs de Coraux de la Mer de Chine" báo Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, bộ IX, số 4, Saigon ngày 10-12-1934, trang 48-56.

Lư-thuyết Darwin được một số nhà địa-chất tin-tưởng là chính-xác trong trường-hợp những ám-tiêu viền được thành-lập. Theo Darwin th́ san-hô đă nhờ hoàn-cảnh thuận-lợi sinh-sản thành một tập-đoàn rộng lớn viền quanh một ḥn đảo. Sau đó, chính sức nặng của san-hô và sự lún của đáy làm cho đảo từ từ ch́m xuống, c̣n san-hô vẫn tiếp-tục phát-triển.

* Khi đảo không ch́m hoàn-toàn, hệ-thống gồm đảo ở giữa, ám-tiêu viền ngoài bao bọc đầm nước bao quanh đảo.

* Khi đảo ch́m hẳn, ta chỉ c̣n thấy ám-tiêu san-hô bao một đầm nước yên-lặng.

 

H́nh 64 - Sự h́nh-thành các đảo san-hô theo thuyết "lún đáy" của Darwin.

 

Các lư-thuyết h́nh-thành đảo san-hô khác không phải là hoàn-toàn sai lạc. Có lẽ mỗi giả-thuyết đúng vào một khía cạnh nào đó trong tiến-tŕnh kết-tụ:

a- Thuyết của Quoy và Gaymard cho rằng san-hô thành-lập trên miệng những hỏa-diệm-sơn ngầm dưới biển. Khoa địa-chất đă ghi nhận nhiều núi lửa ngầm h́nh-thành khi có địa-chấn trong vùng Biển Đông. Thuyết này không hoàn-toàn đúng v́ tại vài vùng có ám-tiêu san-hô lại không thấy có núi lửa.

 

H́nh 65 - Thuyết h́nh-thành các đảo san-hô trên miệng núi lửa của Quoy và Gaimard.

 

b- Thuyết của Murray là một thuyết tác-động hóa-học. Các phân-tử vôi có trong nước biển kết-tụ trên những đỉnh núi ngầm. Khi khối vôi này cao dần đến tầng nước có ánh-sáng mặt trời đầy đủ th́ san-hô bám vào và sinh sản. Murray cho rằng chính giữa khối san-hô, khí CO2 tích-tụ nhiều đă xâm-thực-hóa san-hô làm vùng giữa biến mất.

H́nh 66 – Thuyết h́nh-thành các đảo san-hô của Murray.

 

c- Thuyết của Agassiz cho rằng cái nền đất đá tạo-lập nên quần-đảo san-hô là quan-trọng. Agassiz nghiên-cứu vùng Great Barrier ở Úc thấy rằng lớp san-hô không dầy lắm. Phải có cái nền thích-hợp là dải núi ngầm dưới biển th́ mới có dẫy đảo san-hô. Phần kết-tụ được Agassiz tŕnh-bày phần nào giống như thuyết Murray.

 

H́nh 67 - Thuyết h́nh-thành các đảo san-hô của Agassiz đặt quan-trọng ở dải núi ngầm.

 

d- Thuyết của Krempf liên-hệ đến gió mùa. Đây là một giả-thuyết mới về sự tạo-lập những đảo san-hô. Theo ông nhờ các phản-ứng hóa-học, những vật-chất lững lờ trong nước kết-hợp với san-hô. Tập-thể này tiến-triển theo chiều thẳng đứng và dần dần tạo thành đảo. Krempf cho rằng khi san-hô nổi lên th́ bị sóng và gió xâm-thực, những vật-liệu bị gió mùa xâm-thực sẽ bị cuốn rơi vào bên trong đè lớp san-hô bên trong và giết chết đi. Tới khi gió mùa nghịch lại th́ vùng bên kia lại bị xâm-thực và vật-liệu cũng rơi vào bên trong... Ṿng đai san-hô v́ thế thường có h́nh bầu dục kéo dài theo chiều ảnh-hưởng của gió mùa.

H́nh 68- Thuyết h́nh-thành các đảo san-hô với gió mùa của Krempf

 

Biển Đông là vùng biển có hai vụ gió mùa Đông-Bắc và Tây-Nam thật rơ rệt trong năm. Lư thuyết Krempf giải-thích được tại sao các ám-tiêu san-hô lớn trong các quần-đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa lại giống như những h́nh bầu-dục khổng-lồ kéo dài theo cùng hướng, từ Đông-Bắc đến Tây-Nam.

 

10.2 – ĐẤT-ĐAI SAN-HÔ.

Các đảo ở Trường-Sa và Hoàng-Sa đều là các ám-tiêu san-hô. Đặc-tính đất đai v́ đó khác-biệt với đất-đai các đảo ven biển cũng như đất đai vùng duyên-hải.

Trong bản "Phúc-tŕnh Cuộc Thám-sát Ḥn Nam Yít thuộc Quần-đảo Trường-Sa vào mùa thu năm 1973" Kỹ-sư Trịnh-tuấn-Anh viết như sau:

"... Đây là những ám-tiêu san-hô tiêu-biểu trong vùng Thái-b́nh-Dương. Trong quá-tŕnh địa-chất, ḥn Nam-Yít được thành-lập do sự nguội đặc của dung-nham huyền-vũ phún-xuất ngầm dưới mặt nước. Về sau san-hô bám vào đó và tăng-trưởng mau lẹ nhờ vào các điều-kiện thích-hợp cho môi-trường sinh sống của chúng như chiều sâu của mực nước biển, nhiệt-độ lượng Oxy ...

San-hô nhờ có vỏ vôi nên khi chết vỏ sẽ hóa cứng và thành-lập nên đá vôi san-hô có nguồn-gốc sinh-học.

... Đất đai thuộc nhóm Regosol trắng ở ven b́a ḥn là các đụn cát thấp nằm che phủ lớp đá vôi san-hô bên dưới. Trắc-diện đất (được đo) có chiều sâu thay đổi từ 40cm đến 120cm.

... Trắc-diện (đụn cát ven b́a) có sa-cấu cát pha thịt nên độ thoát thủy mạnh và khả-năng giữ nước kém. — ven b́a ḥn đảo, nước mặn thấm-nhập nên độ dẫn điện trong dung-dịch đất khá cao . Ngoài ra v́ trong cát có lẫn thật nhiều mảnh vỏ ṣ, ốc, san-hô bằng CO3Ca bị nát vụn nên lượng Ca trao đổi được chiếm tỉ-lệ thật cao.

Trong khi các trắc-diện lấy ở giữa ḥn, nơi các chỗ trũng có cây cối mọc tươi tốt nên trong đất có lượng chất hữu-cơ rất giàu do thực-vật bị huỷ-hoại cung-cấp, độ dẫn-điện, lượng Ca và Na giảm đi một cách rơ rệt, đồng thời chất lân và Mg đồng-hóa cao hơn so với nơi b́a đảo. Sa cấu của đất tương-đối cũng ít cát hơn, giàu đất thịt và sét hơn, do đó đất tương-đối chậm thoát thủy hơn.

Các nhận-xét trên cho thấy là đất đai ở giữa ḥn thích-hợp cho việc canh-tác hơn so với ven b́a nhờ khá giàu chất hữu-cơ, lân, chậm thoát thủy và nhất là ít bị mặn.

... Kết-quả cuộc thám-sát tại chỗ cho thấy đất đai trên ḥn Nam-Yết không đủ khả-năng nuôi sống vài chục người nếu chỉ tự-lực canh-tác."

Tuy vậy Kỹ-sư Trịnh-tuấn-Anh cũng kêu gọi các quân-nhân đồn-trú nên ư-thức việc tự-lực cánh-sinh mạnh mẽ như Lỗ-B́nh-Sơn hơn là chỉ lệ-thuộc hoàn-toàn vào nguồn thực-phẩm tiếp-tế từ đất liền.

 

H́nh 69- Bảng phân-chất đất trên đảo Nam-Yết của Kỹ-sư Trịnh-tuấn-Anh.

 

10.3 – KÍCH-THƯỚC VÀ TUỔI-TÁC CÁC ĐẢO.

Các đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa thường thấp và nhỏ. Tuổi của san-hô cấu tạo nên đảo khó mà biết được chính-xác.

 

10.3.1 - KÍCH-THƯỚC CỦA ĐẢO SAN-HÔ.

San-hô, nguyên-chất cấu tạo nên đảo, là loài thủy-sinh-vật; tuy chúng có thể nảy nở và phát-triển theo chiều cao, nhưng khi đạt đến một cao-độ giới-hạn nào đó th́ chúng ngưng lại v́ san-hô không thể sinh-tồn được nếu bị đẩy ra ngoài nước quá lâu. Trong khi mặt biển lên xuống theo thủy-triều, độ cao mực nước lại cũng ảnh-hưởng theo với cả t́nh-trạng nóng lạnh của trái đất. Khi băng đá tích-tụ nhiều ở hai địa-cực th́ mực nước biển thấp, khi băng đá tan ră th́ mực nước dâng lên cao.

Giáo sư Sơn-Hồng-Đức cho rằng các đảo san-hô không thể nào cao hơn mực nước cao nhất của bể thời trước.

Tại quần-đảo Hoàng-Sa, ngoài Đảo Đá là ḥn cao nhất, tới 50 ft (16 m); những ḥn đảo khác thấp hơn nhiều. Nh́n chung các đảo Hoàng-Sa cao hơn hẳn những đảo ở Trường-Sa v́ Nam-yết là đảo cao nhất của quần-đảo Trường-Sa chỉ vào khoảng 15ft, hay chưa quá 5m (có tài-liệu ghi 20m hay 60ft, những con số này không đúng.)

 

H́nh 70 - Theo P. Chevey, các ám-tiêu san-hô không mọc cao được v́ phần san-hô nằm trên mực nước lớn của thủy-triều sẽ bị chết.

Chỉ cách Hoàng-Sa chừng hơn 100 Hải-lư về phía đất liền Việt-Nam, mà ḥn Cù-Lao Ré nhờ sự cấu-tạo địa-chất khác-biệt nên rộng lớn (dài khoảng 5km) và cao hơn nhiều, tới 590 ft (180m.)

V́ cao-độ của các đảo san-hô khiêm-tốn như vậy, những người lái tàu thuyền chỉ nhận ra đảo khi lại thật gần. Đảo đă thấp sát mặt biển, lại c̣n rải rác nhiều băi cạn hay rặng san-hô mọc ngầm nữa. Những nguy-cơ thảm khốc cho người đi biển thật bất ngờ và thật nhiều. Khi thời-tiết xấu và trong đêm tối, đặc-biệt lúc giông băo; số lượng thương-thuyền hay chiến-hạm đă mắc cạn ở những vùng này không có thống-kê nào ghi lại cho hết được. Có nhiều xác tàu trơ trọi, những ống khói và đài chỉ-huy nhô lên mặt biển nhắc nhở bao tai-nạn hăi-hùng đă xảy ra.

 

10.3.2 – TUỔI ĐẢO: THẬT GIÀ VÀ THẬT TRẺ.

- Hiện chưa có sự định tuổi chính-xác cho các đảo Hoàng-Sa / Trường-Sa, nên chúng ta chỉ có thể phát-biểu một cách tổng-quát là sự hiện-hữu của chúng đă từ cuối đệ tứ nguyên-đại, trong ṿng nhiều triệu năm...

Xin lấy một thí-dụ để so sánh tuổi-tác của băi ngầm san-hô Bikini thuộc quần-đảo Marshall Islands, nơi vụ thí-nghiệm nổ nguyên-tử ngầm dưới nước diễn ra năm 1946. San-hô nơi đây, tương-tự như Hoàng-Sa / Trường-Sa, nhưng dầy tới hàng ngàn feet, được định tuổi là 30,000,000 năm.

Chúng ta biết rằng từ khi biển thành-h́nh, mực nước biển đă từng lên xuống nhiều lần. V́ mực nước ngày nay đang ở cao-độ tối-đa và san-hô chỉ mọc trong nước, thế nên phần phía trên của đảo chắc chắn chỉ mới xuất hiện trong ṿng mười mấy ngàn năm trở lại đây, khi nước biển ở mức-độ 40 hay 50m thấp hơn hiện-thời. Phần san-hô ch́m sâu trong ḷng biển hẳn nhiên phải già nua hơn nhiều.

-Căn-cứ trên những tài-liệu nghiên-cứu đă phổ-biến, các nhà địa-chất tin-tưởng rằng nhiều đảo san-hô trong Biển Đông đang tiếp-tục thành-h́nh và một số đảo sẽ có thể bị biến mất v́ những chuyển-động địa-chấn.

Báo Economist, July 7, 1990 loan tin chỉ mới đây, vào năm 1988 bỗng-nhiên có một ḥn đảo nhỏ nổi lên gần bờ vùng Sabah của Mă-lai-Á, cho dù không có những rung-chuyển địa-chấn ǵ dữ dội (bài "Fishing for Trouble in the Spratlys", trang 36.)

Ngoài ra sự h́nh-thành cũng như sự tồn-tại của các đảo c̣n lệ-thuộc vào môi-trường sinh sống của san-hô như ánh-sáng, nhiệt-độ, đặc-tính đáy biển, độ mặn và lượng Oxy trong nước biển...

-Theo những tài-liệu ghi nhận được từ các nhà hàng-hải th́ trong khoảng vài trăm năm nay trở lại đây, một số đảo mới tiếp-tục xuất-hiện và cao dần:

*Vào tiền-bán thế-kỷ XIX, ông Gutzlaff thuộc hội Geographical Society of London đă viết trong bài nhan-đề "Geography of the Cochinchinese Empire" (báo The Journal of the Asiatic Society of London năm 1849) như sau: "... quần-đảo Cát Vàng gần bờ biển An-Nam, nằm giữa các vĩ-tuyến 15 và 17 độ Bắc và các kinh-tuyến 111 và 113 độ Đông... không biết v́ san-hô hay v́ lẽ ǵ khác mà các ghềnh đá ấy cứ lớn dần, thật rơ ràng là các đảo nhỏ ấy cứ mỗi năm mỗi cao hơn. Có vài ḥn bây giờ có thể cư-trú được mà mấy năm trước, sóng c̣n vỗ mạnh đập tràn qua ..."

*Băi Thuyền Chài tại quần-đảo Trường-Sa chỉ mới nổi lên mấp mé mặt nước hồi gần đây. Toàn băi hiện nay đă dài khoảng 32 km, chỗ rộng nhất vào khoảng 5 - 6 km (Lịch văn-hóa Việt-Nam, Hà-nội 1989.) Như vậy băi đang cao dần, có thể sau này vài ba chục năm sẽ trở thành đảo hay một nhóm đảo nhỏ. Tuy vậy hiện nay băi Thuyền Chài chưa có đủ an-toàn cho con người cư-trú.

 

10.4 – HOÀNG-SA VÀ TRƯỜNG-SA THUỘC VIỆT-NAM VỀ PHƯƠNG DIỆN VỊ TRÍ.

Quần-đảo Hoàng-Sa nằm giữa vùng Biển Đông của nước Việt-Nam, ngang bờ biển các tỉnh Quảng-Trị, Thừa-Thiên, Quảng-Nam và một phần Quảng-Ngăi. C̣n hầu hết các đảo của Quần-đảo Trường-Sa nằm ngang vĩ-độ với Phan-Rang - Cà Mâu .

Về khoảng cách đất liền, quần-đảo Hoàng-Sa nằm gần Việt-Nam nhất. Sự so sánh như sau:

-Khoảng cách từ đảo Tri-Tôn (15 độ 47'N, 111 độ 12'E) tới Lư-Sơn hay Cù-lao Ré (15 độ 22'N, 109 độ 07'E) là 2 độ 03 phút trên thước đo khoảng cách vĩ-độ, tức chỉ có 123 hải-lư.

Nếu lại lấy tọa-độ (Lư-Sơn 15 độ 23.1'N, 109 độ 09.0'E) từ trong bản tuyên-cáo đường căn-bản nội-hải của chính-quyền CHXHCN Việt-Nam (Declaration on Baseline of Territorial waters, 12 November 1982) th́ khoảng cách đến bờ Cù-lao Ré thu ngắn lại dưới 121 hải-lư.

Từ đảo Tri-Tôn này đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan- 15 độ 14'N, 108 độ 56'E) tức đất liền lục-địa Việt-Nam, khoảng cách đo được 135 hải-lư.

-Trong khi đó, khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải-Nam xa tới 140 hải-lư (đảo Hoàng-Sa - 16 độ 32N, 111 độ 36 E và Ling-sui Pt hay Leong-soi Pt - 18 độ 22 N, 110 độ 03 E.) Khoảng cách từ Hoàng-Sa tới đất liền lục-địa Trung-Hoa c̣n xa hơn rất nhiều, tối-thiểu là 235 hải-lư.

-Nếu người Trung-Hoa dùng "băi đá ngầm" (North Reef) làm chuẩn để đo đến bờ "đảo" Hải-Nam tại Ling-sui Pt, họ "tạo" ra khoảng cách thật gần: 112 hải-lư! Điều đó không thể là một lư lẽ tranh căi v́ đá ngầm không có giá-trị như đảo trong việc chuẩn-định ranh giới.

Luận-lư khoảng cách và số lượng đảo của người Việt lúc xưa như Đỗ-Bá, Lê-quư-Đôn không hoàn-toàn sai lạc quá đáng như cách-thức xuyên-tạc của người Trung-Hoa khi cho rằng Băi Cát Vàng trong sách cổ Việt-Nam không phải là quần-đảo Hoàng-Sa ngày nay. Lư-luận của họ thật ngoan-cố hay kiến-thức hàng-hải của họ ấu-trĩ khi nói rằng thuyền đi một vài ngày làm sao tới được Hoàng-Sa.

 

H́nh 71- Bản-đồ ghi khoảng cách các đảo gần nhất của quần-đảo Hoàng-Sa đến các đảo gần đất liền (Trích từ Bản-đồ Southeast Asia- National Geographic Society- Washington DC, 1968.)

 

Các nhà hàng-hải ngoại-quốc như Pierre Paris (1942), J. B. Piétri (1949) cho biết ghe thuyền chạy buồm Việt-Nam xưa nay có vận-tốc rất cao, vượt các tàu thuyền Âu-châu đồng thời. Chiến-thuyền thời chúa Nguyễn đă chứng tỏ luôn luôn chiếm ưu-thắng về vận-tốc khi hải-chiến. Hải-quân Việt nhiều lần đánh đuổi tàu Ḥa-Lan (năm 1644) cũng như đă từng trước đó đánh ch́m hai tàu của họ (năm 1643) nhờ chạy nhanh.

Sự thật rành rành, Tri-Tôn là một trong các đảo Hoàng-Sa chỉ cách bờ đất Trung-Việt có 135 hải-lư, cách b́a Cù-Lao Ré 121 hải-lư. Các đội Hoàng-Sa đặt căn-cứ và xuất-phát từ Cù-lao-Ré. Khi thuận buồm, suôi gió, với vận-tốc 12 gút (hl/giờ), cơ-hội cho những ghe bầu Việt vượt khoảng này trong ṿng nửa ngày không phải không có .

Ngay trong những sách cổ cũng nói là thuyền ta đi từ Quảng-Ngăi đến Quảng-Đông chỉ trong 3, 4 ngày. Từ bờ ra Tri-tôn khoảng cách ngắn ngủi hơn 1/6 đoạn đường kể trên. Người thời nay, có lẽ v́ ít đi biển nên cho rằng việc chạy ra đảo khó khăn quá chăng? Học-giả Lê-quư-Đôn khi viết trong "Phủ-biên Tạp-lục", đă cho biết những đường giao-thương vượt biển dễ dàng hồi hai ba thế-kỷ về trước như sau: "Xứ Thuận-Quảng, đường thủy và các đường lục giao-thông với tỉnh Quảng-Nam... C̣n đường biển th́ hai xứ Thuận Quảng chỉ cách tỉnh Mân và tỉnh Quảng-Đông của Trung-Quốc có ba bốn ngày đường nên các tàu buôn Trung-Quốc từ xưa đến nay thường-thường tụ-tập ở hải-phận Thuận-Hóa và Quảng-Nam."

Nếu Trung-Cộng nói Hoàng-Sa trong sách cổ Việt-Nam không phải Hoàng-Sa vậy th́ ngoài khơi Cù-lao-Ré (Lư-sơn) trở ra biển có c̣n bất cứ một đảo hay quần-đảo nào (ngoài Hoàng-Sa) hay không? ... c̣n có đảo nào nằm giữa Cù-lao Ré và quần-đảo Hoàng-Sa nữa đâu ?

Bản-đồ cổ của Á-Đông không đặt nặng tỷ-lệ. Trên các bản-đồ tượng-h́nh của ta và của Tàu có khi cả một quận, một tỉnh chỉ được vẽ lớn bằng một cửa sông, một ngọn núi lớn hàng trăm dậm. Sử-gia Phạm-văn-Sơn đă viết: "... Kỹ-thuật của ta trong việc vẽ bản-đồ đă theo lối tượng-h́nh, như vậy có khác kỹ-thuật vẽ bản-đồ của Âu-châu có phần tinh-vi hơn nhưng dù sao lối vẽ của ta cũng như của Tàu vẫn có thể giúp người coi h́nh-dung được thế sông ng̣i, núi non và các địa-phương trong nước." (Việt-sử Toàn-thư, 1960: 489.)

Bỏ ngoài những khoảng cách lớn nhỏ không theo tỷ-lệ như đă nói, người ta thấy bản-đồ cổ thời Hồng-Đức (1460-1498) do nho-sĩ Đỗ-Bá công-bố (khoảng 1630-1653) và bản-đồ nhà Nguyễn chỉ-định rơ ràng là vị-trí Hoàng-Sa / Trường-Sa nằm ở ngoài khơi duyên-hải Việt-Nam. 

 

H́nh 72 - Bản-đồ cổ chỉ-định vị-trí Hoàng-Sa Trường-Sa nằm ngoài khơi Biển Đông. (Trích Đại-Nam Nhất-thống Toàn-đồ triều Nguyễn.)

 

Người Tàu vẫn tự cho là nước họ giỏi Địa-lư, và bản-đồ Trung-Hoa vẽ chính-xác hơn bản-đồ Việt-Nam nhưng triều-đ́nh hay dân Trung-Hoa đă có thực-hiện một bản-đồ nào ghi nhận những chi-tiết địa-lư tương-tự về Hoàng-Sa Trường-Sa như vậy không?

 

10.5 – HOÀNG-SA/TRƯỜNG-SA THUỘC VIỆT-NAM VỀ PHƯƠNG-DIỆN ĐỊA-H̀NH ĐÁY BIỂN.

Về địa-h́nh đáy biển, quần-đảo Hoàng-Sa nằm sát với thềm lục-địa của Việt-Nam.

-Toàn thể khu-vực quần-đảo Hoàng-Sa nổi cao hơn vùng biển vây quanh nó. Nền đất toàn quần-đảo này được nối thẳng vào thềm lục-địa Việt-Nam như là qua một cái cửa ngơ thông vào vùng cù-lao Ré và bờ biển Quảng-Ngăi. Hành-lang đó khá nông, chỗ sâu nhất chỉ chừng 500 m. Trong khi đó, đáy biển đột ngột lại sụt xuống về phía Trung-Hoa, độ sâu lên tới hàng ngàn mét, rồi 2000m, 3000m hay hơn nữa.

-Những hải-đồ có ghi độ sâu đáy biển chứng-minh rơ sự kiện này. Đường đồng- thâm (thủy) 1000 thước bao kín các vùng về phía Bắc và Đông, trong khi lại mở rộng qua phía Việt-Nam theo chiều hướng Tây Tây Nam.

 

H́nh 73 - Bản-đồ chiều sâu đáy biển chứng-minh quần-đảo Hoàng-Sa là phần nối dài của lục-địa Việt-Nam.

 

Nói một cách khác, nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600 tới 700 m th́ Hoàng-Sa dính vào Việt-Nam như một khối đất liền và xa cách hẳn Trung-Hoa bằng một vùng biển nước sâu.

 

Tiến-sĩ Krempf, giám-đốc Hải-học-viện Đông-Dương là người đầu tiên đă đo đạc kỹ-lưỡng độ sâu đáy biển Hoàng-Sa và thấy rằng quần-đảo này là một cái b́nh-nguyên ngoài biển, được nối dài ra từ rặng núi Trường-Sơn của Trung-phần Việt-Nam. Trong tờ tường-tŕnh kết-quả khảo-sát năm 1925, ông kết-luận: "Về phương-diện địa-chất, như vậy, những đảo Hoàng-Sa là một phần của Việt-Nam." (Géologiquement, donc, les Paracels font partie du Việt-Nam.)

Bài báo-cáo được ghi nhận lại trong tập tổng-kết báo-cáo của Nha Thủy-Đạo và Ngư-Nghiệp lên chính-quyền Đông-Pháp niên-khóa 1926-1927.

Nội-dung những kiến-thức về Hoàng-Sa tương-tự như vậy được Olivier A. Saix đăng lại trong báo La Géographie, Tome LX, Nov.-Dec. 1933, trang 232-243.

Sau này có một bài tham-khảo nữa của Marcel Beauvois cũng là một người Pháp như Krempt, lập lại sự kiện "về phương-diện địa-chất, Hoàng-Sa là một phần của Việt-Nam" này (bài "Les Archipels Paracels et Spratly", báo Vietnam Press, Saigon No.7574, Nov 1971.)

Về địa-h́nh đáy biển, Trường-Sa cũng rơ rệt nối liền với Việt-Nam hơn bất cứ một quốc-gia nào khác bao quanh Biển Đông. Bờ biển Nam-phần Việt-Nam chạy thoai-thoải tới tận băi Tứ-Chính thuộc Trường-Sa. Trong thời Băng-Đá, sông Cửu-long cùng những con sông nhỏ khác trên đồng-bằng Sunda đă đưa phù-sa theo ḍng nước chảy ra biển Trường-Sa.

Nh́n trên những hải-đồ có ghi các đường đồng-thâm, người ta thấy quần-đảo Trường-Sa cách biệt hẳn với thềm lục-địa Trung-Hoa / Đài-Loan bằng rănh biển sâu 3,000m về phía Bắc và phía Đông-Bắc. Trường-Sa cũng ngăn cách với Phi-luật-Tân, Brunei và Mă-lai-Á (Tiểu-bang Sabah) bằng rănh biển East Palawan Trough (The Spratly Islands Dispute and the Law of the Sea, Lee G. Cordner, báo Ocean Development and International Law, Vol. 25, pp 61-74.)

H́nh 74 - Bản-đồ chiều sâu đáy biển chứng-minh quần-đảo Trường-Sa là phần nối dài của lục-địa Việt-Nam.

 

10.6 – HOÀNG-SA/ TRƯỜNG-SA THUỘC VIỆT-NAM VỀ PHƯƠNG DIỆN ĐỊA-CHẤT VÀ SINH-HỌC.

Một người gốc Trung-Hoa như Ting Tsz Kao đă nói rằng nh́n chung thấy sự tuyên-bố chủ-quyền của Trung-Hoa ở Nam-Hải là điều kỳ-quặc và tham-lam quá đáng, nhưng xét về địa-lư th́ đúng là của Tàu (sic.)

Chỉ v́ sự tham-lam mà các ông trí-thức như vậy đă biện-luận một cách chủ-quan, không cần phải trái, bất-chấp cả lư-lẽ hiển-nhiên về địa-lư. Nguyên-văn lời ngụy-biện đó như sau: "This island complex in international waters appears at first sight a little odd or monstrous. But when one considers the geographical composition of the Chinese ocean frontier as a whole, the continuity of the possession of the archipelagoes becomes perceivable and reasonable." (The Chinese Frontiers, Illinois 1980: 289.)

 

10.6.1 – ĐỊA-CHẤT.

Các đảo của Trung-Hoa từ Bành-Hồ, Đài-Loan trở lên phía Bắc, cấu tạo bằng những đất đá của nền đại-lục như granite, igneous rock khác hẳn các đảo vùng Biển Đông của ta cấu-tạo bằng san-hô. Các quần-đảo lại không quy-tụ nhiều đảo. Chỗ Kim-Môn (12 đảo) Mă-Tổ (7 đảo), các hải-đảo khá cao và lớn, số lượng đảo thưa thớt. Xuống đến Pratas, tuy người Tàu gọi cưỡng ép là Đông-Sa Quần-đảo (Tungsha) nhưng xứng-đáng kể là đảo (Island) theo Luật Biển, chỉ có thể ghi-nhận một đảo mà thôi. Số-lượng này ít ỏi quá, không sao có thể nói là tương-đồng với số lượng là 500 đơn-vị đất đá ở Hoàng-Sa và Trường-Sa được.

 

H́nh 75 - Bản-đồ "quần-đảo" Pratas với một đảo duy nhất.

 

Về những thành-tố cấu tạo, hai quần-đảo Hoàng-Sa cũng như Trường-Sa mang đặc-tính Việt-Nam:

- Các đảo đều là những ám-tiêu san-hô tiêu-biểu cho vùng biển nhiệt-đới của Việt-Nam.

-Khí-hậu ôn-đới của Trung-Hoa không cho phép sự cấu-tạo các quần-đảo san-hô rộng lớn như vậy. Người ta cũng chẳng bao giờ thấy tuyết rơi ở Hoàng-Sa như nơi Hoa-lục.

 

10.6.2 – SINH-THỰC.

Cây cỏ trên đảo đều là cây cỏ nhiệt-đới loại cây cỏ đất liền Việt-Nam. Nhiều cây lớn được người Việt-Nam mang ra trồng từ lâu. Cây mọc cao như các dấu hải-hiệu giúp cho nhiều tàu thuyền tránh khỏi tai-nạn mắc cạn. Cây cũng giúp đảo giữ đất, tránh sóng, gió, nước xâm-thực.

Đại-Nam Thực-lục Chính-biên đệ-nhị kỷ quyển 104 chép rằng: Vua Minh-Mạng bảo bộ Công: "Trong hải-phận Quảng-Ngăi, có một dải Hoàng-Sa, xa trông trời nước một mầu, không phân biệt được nông sâu. Gần đây, thuyền buôn thường mắc cạn bị hại. Nay nên dự-bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu lập bia, và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người ta dễ nhận biết, ngơ hầu tránh khỏi được mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời."

Người Tàu nói dựa vào sử-kư tuyên-bố chủ-quyền toàn thể Biển Đông, nhưng không có sử sách nào của người Tàu ghi được công-lao hay chứng-tích tương-tự như vậy!

 

10.6.3 – SINH-HÓA.

Ḷng Biển Đông chất chứa các lớp thủy-tra-thạch. Sau nhiều triệu năm các chất hữu-cơ đă tích-tụ lại, chịu sức ép của nhiều lớp địa-tầng nên dần dần biến đổi thành dầu hỏa hay khí đốt. Các khoa-học-gia cũng thấy những đặc-tính Việt-Nam trong sự biến-thể đó như sau:

- Bản-đồ địa-chất ghi nhận dấu vết những ḍng sông thời xưa chảy ra tới tận trung-tâm Biển Đông.

- Tài-nguyên đáy biển như dầu hỏa và khí đốt thường tạo thành những túi kẹt giữa những lớp kết tầng (sediments.)

- Nhiều lần trái đất đă trải qua những thời-kỳ Băng-Giá lạnh lẽo. Nước biển hạ xuống rất thấp và vịnh Bắc-Việt đă qua nhiều giai-đoạn khô cạn cùng ngập nước nối-tiếp nhau. Khi khô cạn, đó là một vùng đồng-bằng bằng phẳng, ít núi non. Bờ biển lúc này chạy ra xa, tới gần Hoàng-Sa.

- Sông Hồng-Hà của Việt-Nam đă từng cuồn cuộn chảy với lưu-lượng nước nhiều lần lớn hơn hiện-thời. Có lẽ mấy triệu năm trước trong thời địa-chất Pleistocene, ḍng sông nước đỏ phù-sa này vào hạng lớn nhất hoàn-cầu. Khi đó, hầu hết nước từ cao nguyên Tây-tạng đă đổ vào sông Hồng. Từ trên cái "mái nhà của trái-đất", nguồn nước hùng-vĩ đă mang ra Biển Đông những khối-lượng phù-sa khổng-lồ, tạo nhiều lớp kết tầng thủy-tra-thạch tại Hoàng-Sa. Rồi ḍng sông chính của miền Bắc nước ta bị thu nhỏ khi địa-chấn xảy ra, nâng cao khu Vân-Nam cắt ngắn thượng-nguồn Hồng-Hà lại như ta thấy hiện nay. Nguồn nước từ đó bắt đầu chảy sang phía Dương-Tử-Giang làm con sông vùng Hoa-Nam thêm to lớn. (The Junks & Sampans of the Yangtze, G. R. G. Worscester, Annapolis, 1971: 2.)

Cũng nhớ rằng vùng châu-thổ Dương-tử-Giang lúc xưa, theo sử Tàu, cũng có người Việt cổ sinh sống. (Xem h́nh số 12.)

H́nh 76 - Bản-đồ đáy biển với các con sông thời cổ nối dài theo sông Hồng, nước chảy ra biển Hoàng-Sa.

 

- Sông Cửu-Long hay Mê-Kông của miền Nam nước Việt cũng đă làm việc tương-tự như vậy để cấu-tạo nên những lớp thủy-tra-thạch ngoài khơi Trường-Sa. Mới chừng chục ngàn năm trước, sông Kông (Sông Mẹ với Kông là sông - Mê là mẹ?) từng đưa nước tưới khắp phía Đông-Nam của vùng b́nh-nguyên rộng lớn Sunda.

Các túi dầu như Rồng, Dừa, Bạch-Hổ, Đại-Hùng ... chỉ mới là những kết-quả sơ-khởi. Cứ đi theo vết cũ của sông Kông, càng ra xa chúng ta càng có thêm hy-vọng t́m thấy nhiều túi dầu lớn hơn nữa .

 

H́nh 77 - Bản-đồ đáy biển với các con sông thời cổ nối dài theo sông Cửu-Long, nước chảy ra biển Trường-Sa. (H́nh 76&77 của Geological Topographic Mapping Party of Fujian Province, 1980's.)

 

Cũng tương-tự như thực-vật trên đảo, các thủy-sinh-vật dưới Biển Đông mang những mối liên-hệ Việt-Nam:

-Một tỷ-lệ lớn những chất hữu-cơ ở Biển Đông được mang đến nhờ những ḍng nước chảy từ lục-địa Việt-Nam mà ra. Các chất dinh-dưỡng cho thủy-sinh-vật cũng cùng một nguồn đất Việt-Nam đó.

-Nhiều hải-sinh-vật Hoàng, Trường-Sa thuộc vùng nhiệt-đới, rất quen thuộc với người Việt chúng ta nhưng xa lạ với người Tàu. Báo-chí cho biết vào tháng 9/1994, Trung-Hoa khai-mạc khu trưng-bày 5000 mẫu sinh-vật Hoàng-Sa th́ phần 500 hải-sinh-vật đă được hết sức tán-thưởng. Lư-do đúng nhất là v́ hải-sinh-vật Hoàng-Sa vốn xa lạ quá, nhiều người Trung-Hoa mới chỉ thấy lần đầu mà thôi, họ đi xem cho thỏa tính hiếu-kỳ!

 

11 – THẢO MỘC HOÀNG-SA VÀ TRƯỜNG-SA.

 

Thảo-mộc hai quần-đảo Hoàng, Trường có nhiều điểm đáng nói:

 

11.1- TỔNG-QUÁT VỀ THẢO-MỘC CÁC ĐẢO NG̉AI BIỂN-ĐÔNG.

Nói chung, thảo-mộc các đảo giữa Biển Đông không nhiều và không được to lớn như trong đất liền. Thảo-mộc Hoàng-Sa Trường-Sa cũng không tươi-tốt khi đem ra so sánh với những cây cỏ mọc trên các đảo vịnh Bắc-Việt, vịnh Phú-Quốc. Về cây lớn, ít có đại-thọ và không thấy các loại gỗ quư. Về thân thảo, đáng kể đến loại Nam-Sâm mọc nhiều ở Trường-Sa và một số đảo khác ở Biển Đông. Đây là một dược-liệu quư-giá. Một số loại cỏ hay giây leo khác nữa mọc lung-tung nhưng không nhiều.

Trên duyên-hải và trên những đảo ven biển Việt-Nam, cây dừa mọc khắp nơi và phi-lao rất nhiều, Hoàng-Sa và Trường-Sa lại khác hẳn. Dừa và phi-lao mọc trên các đảo thật thưa thớt, có đảo không có một cây dừa nào.

Linh-mục Henry Fontaine và giáo-sư Lê-văn-Hội xác-định "Không có loại thảo-mộc nào là tại chỗ cả, tất cả từ vùng đất liền du-nhập đến bằng nhiều cách ... Mọi thảo-mộc hiện có ở Hoàng-Sa đều t́m thấy ở Việt-Nam, nhất là miền Trung Việt-Nam (Góp thêm vào sự t́m hiểu tộc-đoàn thảo-mộc trên quần-đảo Hoàng-Sa - báo Khảo-cứu Niên-san Khoa-học Đại-học-đường Sài-G̣n 1957.)

 

H́nh 78 - Một h́nh-ảnh thảo-mộc quen thuộc ở Hoàng-Sa và Trường-Sa.

 

11.2 – TÀI-LIỆU CỦA GIÁO-SƯ FONTAINE.

Về dữ-kiện khoa-học, chúng tôi xin trích một vài đoạn trong bài "Hoàng-Sa dưới mắt nhà Địa-chất H. Fontaine" của Lạp-Chúc Nguyễn-Huy, đăng trong Đặc-San Sử-Địa số 29, năm 1975 để làm tài-liệu.

Những chữ phần gc (ghi-chú) do chúng tôi mạn phép ghi thêm cho dễ hiểu :

... Về tộc-đoàn thảo-mộc, cho đến nay người ta mới biết có bốn loại: Scaevola Koenigii VAHL (Goodeniacée), Wedelia biflora DC (Composée), Guettarda speciosa LINNé (Rubiacée) và Tournefortia agentae (Boraginacée) (Saurin, 1955, tr. 14-15.)

... Dưới đây là các định-danh, một phần đă được ông Schmidt làm:

GRAMINÉES (gc= họ hoà-bản)

* Eleusine indica GAERTIN: đảo Pattle [Hoàng Sa) (ít gặp): cây gặp khắp nơi tại Việt Nam, Cao Miên, Ai Lao, Thái Lan. Vùng nhiệt-đới và bán nhiệt-đới của cựu-lục-địa.

* Eragrotis amabilis WIGTH ET ARN: đảo Pattle [Hoàng Sa](ít gặp): khắp nơi ở Việt-Nam, Ấn-độ, Mă-Lai.

* Eriochloa racemosa HACK: đảo Roberts (Hữu-Nhật) (ít) gặp khá thường ở Việt-Nam, Á-Châu, Phi-Châu, Mă-Lai, Úc-đại-Lợi.

* Brachiaria distachya A. CAMUS: đảo Pattle (Hoang-Sa) (ít): khắp nơi ở Việt-Nam, Ấn-Độ, Trung-Hoa, Mă-Lai, Úc-đại-Lợi.

* Lepturus repens R. Br.: (ít); được thấy ở Bắc-Việt, Thái-Lan, Tích-Lan, Đại-Dương-Châu.

AMARANTACÉES (gc= họ dền)

Achyrantes aspera LIN.: đảo Money (Quang Ảnh) (thường): cây mọc trên hoang-địa, rất thường ở Việt-Nam, Cao-Miên, Ai-Lao, Trung-Hoa, Ấn-Độ.

NYCTAGINACÉES (gc= họ bông-phấn)

Boerhaavia repens LIN.: đảo Money [Quang Ảnh), đảo Drummond [Duy Mộng): khắp nơi ở Việt-Nam, Cao-Miên, Hoa Nam, Ấn-Độ, Phi-Luật-Tân, Java, Phi Châu, Mỹ-Châu.

PORTULACACÉES (gc= họ sam)

Portulaca pilosa LIN.: đảo Pattle (Hoàng Sa] (trên những lối đi); Trung-Việt, Ai-Lao, Thái-Lan (xuất-xứ tại Châu Mỹ nhiệt-đới.)

LAURACÉES (gc= họ quế)

Cassytha filiformis LIN.: đảo Pattle [Hoàng Sa], đảo Roberts [Hữu Nhật] thường gặp ở Việt Nam, vùng nhiệt-đới.

MALVACÉES (gc= họ bụp)

Sida corylifolia WALL.: đảo Drummond [Duy Mộng); cây mọc ở Bắc-Việt, Ai-Lao, Thái-Lan, Hải-Nam, Java, Madura, Phi-Luật-Tân. Sida rhombifolia LIN. var. parvifolia GAGNEP.: đảo Pattle [Hoàng-Sa) (ít), Trung Việt.

TILIACÉES (họ c̣-ke)

Triumfetta pseudocanđ SPER,: đảo Drummond (Duy-Mộng]; thường gặp ở Việt-Nam, Thái-Lan, Trung-Hoa, Phi-Luật-Tân, Ấn-Độ.

Corchorus sp.: đảo Roberts [Hữu-Nhật.)

ZYGOPHYLLACÉES (gc= họ quỷ-kiến sầu)

Tribulus terrestris LIN.: đảo Pattle (hiếm); cây mọc trên duyên-hải cát Trung và Nam Việt-Nam. Vùng nhiệt-đới và bán nhiệt-đới.

EUPHORBIACÉES (gc= họ thầu-dầu)

Euphorbia (thymofilia BURM?); đảo Roberts [Hữu Nhật) (hiếm.)

Euphorbia Atotao.: đảo Pattle (Hoàng-Sa), cây trên duyên-hải, thường gặp ở Việt-Nam, Ấn-Độ, lndonésia, Phi-luật-Tân, Trung-Hoa, Úc-đại-Lợi.

Phyllanthus Niruri LIN.: đảo Pattle (ít gặp): cây mọc trên hoang-địa, ruộng vườn, khắp nơi ở Việt-Nam; Dưới chí-tuyến.

LUGUMINEUSES PAPILIONÉES (gc= lugumineuses, họ đậu)

Phaseolus (calcaratus ROXB. ?): đảo Money (Quang-Ảnh] (thường gặp.)

CONVOLULACÉES (gc= họ b́m b́m)

Ipomea Turpethum R. Br.: đảo Pattle (Hoàng-Sa.) đảo Roberts [Hữu-Nhật), đảo Drummond (Duy-Mộng): Việt-Nam, Trung-Hoa, Phi-Luật-Tân, Timor, Java.

BORAGINACÉES (gc= họ lưu-ly oa-cử)

Tournefortia argentea LIN. F.: đảo Pattle (Hoàng-Sa), đảo Robert (Hữu-Nhật): cây mọc trên giồng Trung-Phần Việt-Nam, Ấn-Độ, Mă-Lai, Tích-Lan, Phi-Luật-Tân, Đài-Loan.

VERBENACÉES (gc= họ mă-tiên-thảo)

Premna sp.: đảo Money (Quang-Ảnh.)

Lippia nodiflora LIN.: Đảo Pattle [Hoàng-Sa); cây ḅ trên đất, rất thường gặp ở Việt-Nam, nhất là trên vùng đất cát; Châu Mỹ nhiệt-đới và bán nhiệt-đới và khắp Viễn-đông.

Stachytarphita jamaicensis LIN.: đảo Pattle (Hoàng-Sa) (hiếm), đảo Robert (Hữu- Nhật) (thường gặp); khắp nơi ở Việt Nam. Cây xuất-xứ từ châu Mỹ nhiệt-đới .

GOODENIACÉES (gc= cỏ gai)

Scaevola Koenigii VAHL. (gc= cỏ gai rất rậm rạp): các đảo Pattle, (Hoàng Sa] Money, [Quang-Ảnh), Roberts (Hữu-Nhật), Drummond (Duy Mộng), thường gặp ở vùng ven biển Việt-Nam, vùng Đông-Á nhiệt đới, Đại-dương-Châu.

RUBIACÉES (gc=nhàu)

Morinda citrifolia LIN.. var bracteata HOOK: đảo Pattle, Roberts, Drummond; cây hoang và có khi được trồng ở Trung và Nam Việt-Nam, Ấn-Độ, Tích Lan, Mă-Lai. Cây này ít gặp trên quần-đảo Hoàng-Sa (một hai cây trên mỗi đảo) và dường như được ngư-dân mang đến và trồng v́ dược-tính.

Guettarda speciosa LIN.: đảo Money [Quang-Ảnh], đảo Drummond [Duy Mộng]; Nam Việt-Nam, Cao-Miên, Thái-Lan, vùng nhiệt-đới .

COMPOSÉES

Tridax procumbens LIN.: dảo Pattle (Hoàng-Sa), đảo Roberts (Hữu-Nhật); khắp nơi ở Việt-Nam, Ấn-Độ.

Wedelia biflora DC.: đảo Money (Quang-Ảnh), rất thường gặp ở Việt-Nam, Ấn-Độ, Thái Lan, Trung-Hoa, Phi-Luật-Tân.

Eupatorium sp.: đảo Pattle (Hoàng Sa) (hiếm.)

 

Chúng tôi xin mạn phép Giáo-sư Phạm-Hoàng-Hộ để được tŕnh-bày một số h́nh vẽ trong tập sách Cây cỏ Việt Nam, 1993 của Giáo-sư về thảo-mộc Hoàng-Sa như sau:

H́nh 79 - Hoa mười giờ - họ Sam - (Cây cỏ Việt Nam, 1993.)

 

2611 – Portulaca polosa L. subsp. grandiflora (Hook.) Gees … Lệ nhi, Mười-giờ; Moss Rose, Pourpier.

 Cỏ mập, nhất hay đa niên, thân không lông trừ ở mắt. Lá mập, h́nh trụ hay hơi dẹp. Hoa to, rộng 2-3 cm, đơn hay đôi, mọc như ở chót thân; tiểu nhụy nhiều. Hạp qủ tṛn, to 2-3 mm; hột nhiều, đen, láng.

 Gốc Argentin; rất nhiều thứ rất đẹp: spenders Hort., hoa đỏ; albiflora Hort., hoa trắng; sulphurea Hort., hoa vàng; thelusonii Hort., hoa cam vv …

 Ornamental

 

H́nh 80 - Cassytha filiformis (Cây cỏ Việt Nam, 1993.)

 

1367 – Cassytha filiformis L., Tơ xanh.

 Cỏ bán kư sinh vàng xanh, leo quấn, có ṿi hút nhựa nguyên cây chủ; thân cỏ lông mịn, to hơn loài trên (1,5 mm). Gié dài 2-5 cm; hoa nhỏ có 3 lá hoa phụ; đài và vành dính thành ống tṛn; tiểu nhụy thụ 9, lép 3; noăn sào tự do. Bế quả cứng, đen, trong bao hoa đồng trưởng.

 Dùng làm thuốc trị bịnh phổi và dương mai. Nhiều ở rừng c̣i, rừng thưa khắp cùng; I-XII.

 Hemiparasite a little more robust than the precedent; spike longer.

H́nh 81 - Quỉ Kiến Sầu (Cây cỏ Việt Nam, 1993.)

 

 

5179 – Tribulus terrestris L., Qủi kiến sầu nhỏ, Tật lê, Gai ma vương.

 Cỏ nằm, đa niên, cỏ lông trắng nằm. Lá trong một cặp một to một nhỏ; lá-phụ có lông nằm trắng. Hoa nhỏ, rộng 5-8(20) mm; vành vàng xanh; cánh hoa nhỏ, ngắn hơn 1 cm, vảy mật rời; tiểu nhụy 10; noăn sào có lông. Nang rộng 1,5 cm, kể cả gai, có lông. 2n = 36

 Cây gốc sa mạc, chịu đất cát khô duyên hải đến núi cao; I-XII. Bổ, kích dục, cầm máu; trị đau mắt; theo thuốc bắc, trái bổ thận, lợi tiểu, trị đau lưng, làm lạc thai …

 Perennial spreading herb; flowers yellow; petals less than 1 mm long.

 

Quần-đảo Hoàng-Sa mới nổi lên gần đây. Các mảnh đất mới này tạo nên một chỗ trống cho cây cỏ đến và tiếp-tục đến chiếm lập. Từ các vùng đất lân-bang đến bằng nhiều cách, các hạt giống đă nảy nở và thảo-mộc từ đó phủ trùm gần hết các đảo Pattle, Roberts, Money và Drummond; nhưng tộc-đoàn thảo-mộc đó chưa đủ thời-gian để trải qua một tiến-tŕnh nhằm mang lại một đặc-tính riêng-biệt. Không có loại thảo-mộc nào là tại chỗ cả..."

 

Tài-liệu của Giáo-sư Sơn-Hồng-Đức cho các chi-tiết sau đây:

Loại cây cao thường thấy là các cây dừa và phi-lao. Các cây này mọc lẻ tẻ không thành rừng, dừa gần mé nước, phi lao sống trên băi thường nhỏ bé hơn những cây nơi vùng duyên-hải.

Kế đó là Bàng Bể (Sea Almond), tên La-tinh Terminalia, thường cao cỡ 5 - 7m. Nhánh mọc ngang thành tầng, thân cây u nần, lá to mầu xanh vàng khi khô trở nên đỏ. Cây cho quả với nhân lớn và cứng, nướng chín ăn béo như hạnh-nhân.

H́nh 82 - Bàng Biển (Cây cỏ Việt Nam, 1993.)

 

 

3977 – Terminalia catappa L., Bàng biển; Sea Almond, Indian Almond; Badamier.

 Đại mộc cao 7-10 m, không lông; nhánh mọc ngang thành tầng. Lá có phiến to, h́nh muỗng, dài đến 30 cm, đỏ lúc khô, cuống ngắn. Gié ở nách lá; hoa nhỏ trăng trắng; thường lép thành hoa đực; cánh hoa vắng, tiểu nhụy 10; ở hoa cái noăn sào hạ. Quả nhân cứng chín vàng, xoan dẹp dẹp, dài 6-8 cm; nạc chua chua; hột 1, có đầu, ăn được.

 Tr dựa biển BTN; I-XII. Lá dùng nhuộm vàng khi thêm sắt vào.

 Cultivated near sea shore.

 

 

To như cây bàng có cây Mù U, tên La-tinh là Calophyllum Inophyllum, lá xanh đậm, dài lối 2 tấc có nhiều gân phụ sít nhau màu nhạt hơn mầu lá, hoa trắng có nhiều tiểu-nhuỵ mầu vàng rất quyến rũ các loài bướm đốm. Trái Mù U cứng, tṛn; thịt mầu vàng khi khô nhăn lại mầu xám xịt. Người ta có thể lấy hạt ép dầu thắp đèn. Vỏ cây tiết ra mủ vàng, có người dùng trị ghẻ.

Cao chừng 4- 5m là loại cây c̣ng tàn lá đặc-biệt với các lá nhỏ không mấy rậm rạp. Thân cây cũng đặc-biệt, nứt nẻ như những đường gân.

H́nh 83 - Mù U (Cây cỏ Việt Nam, 1993.)

 

1574 – Calophyllum inophyllum L., Mù-u; Alexander Laurel, Laurel Wood; Laurier d’Alexandrie.

 Đại mộc to; vỏ tiết oleoresin vàng-xanh. Lá có phến tṛn dài, dài đến 15-17 cm, xanh đậm, gân phụ nhiều, khít nhau. Chùm dài 5 cm; hoa trắng; lá đài 4, trắng; cánh hoa 4; tiểu nhụy nhiều, vàng; tâm b́ không lông. Qủa nhân cứng h́nh cầu vàng to đến 3 cm.

 Mủ và dầu lấy từ hột có vị thuốc; gỗ lâu mục. Thông thường dựa rạch, b́nh nguyên, từ Hải pḥng đến Panjang; IX-VI.

 Tree; oleoresin green yellow; flowers white; drupe 3-4 cm diameter.

 

Ngoài ra có Cây Nhàu và Sồi Sim, tên La-tinh là Quercus Myrsinifolia Blum xuất-hiện rất ít ở vài đảo. Loại đại-mộc này cao tới 13- 15m, nhánh non không lồng, lá thon mầu mốc ở bên dưới và xám lại lúc khô.

Dưới thấp có hội-đoàn thảo-mộc thích-ứng với môi-trường cát hay cát pha phosphate như:

-Họ B́m-B́m (Convolulaceae) gồm Ipomea Bilola và Ipomea Littoralis

-Họ Hoà-Bản như Cỏ Chông (Spinifex Littereus), Cỏ C̣ng-C̣ng (Zoysia Matrella),

-Cỏ Xạ-Tử (Sporobolus Virginicus.)

-Cỏ Cú mà dân đánh cá thường đào lấy củ về làm vị thuốc Bắc.

 

Loại thảo-mộc được ngư-dân thích nhất là Nam-Sâm, rất quư v́ có dược-liệu. Nam-Sâm, tên La-tinh là Boerhaavia Vipeus, là một loại cỏ phần dưới trườn trên đất, ngọn cất đầu lên. Lá có mấy phiến xoan tṛn dài, chùm mang tụ-tán 3 hoa.

H́nh 84 - Nam-Sâm là một dược-thảo mọc rất nhiều ở đảo Trường-Sa.

 

2549 – Boerhavia diffusa L., Nam sâm, Nam sâm ḅ; Spraeding Hog-weed.

 Cỏ ḅ hay ḅ rồi đứng, hay leo, có rễ phù như củ; thân có lông đầu phù, tiết. Phiến lá xoan tṛn dài, h́nh tim, có khi màu đỏ; cuống dài 1-1,5 cm. Chùm mang tụ tán 3 hoa; cọng hoa rất ngắn, 0,2-2 mm; bao hoa hường hay đỏ; ống 2 mm; tiểu nhụy 1-3. Hoa quả dài 2-3 mm, có 5 cạnh tṛn và lông tiết trĩn, có và không cọng.

 Rễ (purnarnavin, alc.) trị ho, lợi tiểu, nhuận trường, thông nước. Dựa lộ, vườn, sân, 0-2000 m; I-XII.

 Perennial weed: flowers shortly pedicelated, pink or red (B. repens L.).

 

 

Chung quanh các đảo c̣n có nhiều thứ rong biển. Một vài loại có thể sử-dụng như phân xanh bón cây, một số khác có thể khai-thác như rau câu, một dược-liệu mà đồng-thời cũng là món ăn hàng ngày của một số dân-tộc Đông-Nam-Á. Nguồn lợi này có thể đưa đến h́nh-thức xuất-cảng được. Có hải-tảo mệnh-danh là "Euchecha" dùng làm nguyên-liệu cho kỹ-nghệ sản-xuất mỹ-phẩm như kem thoa mặt.

 

11.3 – BÁO-CÁO CỦA KỸ-SƯ TRỊNH-TUẤN-ANH.

Năm 1973, Kỹ-sư Trịnh-tuấn-Anh sau khi khảo-sát tổng-quát địa-lư, đă làm một phúc-tŕnh về đảo Nam-Yết. V́ t́nh-trạng thực-vật ở đảo Nam-Yết không khác mấy so với các đảo khác trong vùng nên ta có thể dùng phúc-tŕnh trên làm tiêu-biểu. Kỹ-sư họ Trịnh viết như sau: "Cây cối ở đây chỉ gồm một số ít loại có trái hoặc hạt từ các vùng duyên-hải Việt-Nam. Sarawak và các đảo lân cận trôi tấp vào đó mọc lên.

Sinh-cảnh thực-vật chính ở trên ḥn đảo gồm có Dừa và một loại cây thích-hợp với môi-trường biển mọc chung quanh:

Tournefortia argentea Loài Boraginaceae

Cocos nucifera Loài Palmae

Ngoài ra c̣n một số ít cây khác với dây leo và cỏ, mọc rất tươi tốt gồm có:

-Bàng Fagraea crenulata Maingay Loganiaceae

-Nhàu Morinda angustifolia Roxb Rubiaceae

-Mù-u Calophyllum Inophyllum Lin Guttleferae

-Rau sam Portulaca Oleracea L. Portulacaceae

-Thuarea involuta R. Br Gramineae

Kỹ-sư Trịnh-tuấn-Anh có cùng nhận-xét như giáo-sư Sơn-Hồng-Đức về việc canh-tác. Hai ông cho rằng các cây ăn trái như măng-cầu hay nhăn và một vài loại hoa-mầu phụ như rau cải có thể thích-hợp nhất. Cây trái nên trồng ở giữa đảo và rau cỏ nên trồng vào mùa mưa.

 (Xem tiếp Chương12-Hết)